Mục lục
Rọ đá là một loại vật liệu xây dựng dễ thi công. Tuy nhiên để có thể thi công chuẩn, tăng độ chính xác thi công và độ bền sử dụng thì cần phải tuân thủ theo quy trình cụ thể. Vậy tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu rọ đá chuẩn là như thế nào? Có những yêu cầu gì về vật liệu và các công tác thi công không? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về quy trình chuẩn của rọ đá ở bài viết sau đây nhé!
Công tác chuẩn bị thi công rọ đá
Yêu cầu vật liệu
Yêu cầu rọ đá, lưới thép rọ đá
Để có thể thi công dựa trên tiêu chuẩn thi công rọ đá cần đảm bảo yêu cầu vật liệu phải được cung cấp đúng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế hoặc diện tích thi công cụ thể. Vận chuyển đến khu vực thi công phải được buộc lại theo từng chi tiết cụ thể, dễ nhận dạng. Rọ sẽ được thi công lắp ráp và lắp đặt tại công trình.
Rọ phải được đảm bảo đúng chủng loại thiết kế cũng như các chứng từ đi kèm (phiếu xuất kho, kiểm định chất lượng, chủng loại, thông số). Nếu thi công dài hạn cần phải đảm bảo thêm các công tác bảo quản tại công trường. Kiểm tra đầy đủ các vật liệu đi kèm như dây buộc, vách ngăn và số lượng theo yêu cầu công trình.
Yêu cầu vật liệu lấp, đá lấp
Đá lấp cần đảm bảo yêu cầu về kích thước. Có khả năng đáp ứng các tiêu chí của công trình và các chỉ tiêu kỹ thuật. Khi thi công đá cần phải cần phải đảm bảo số lượng và khả năng đáp ứng, cung cấp vật liệu theo tiến độ công trình. Tất cả đều phải được bộ tư vấn giám sát chấp thuận và duyệt qua.
Yêu cầu về mặt bằng thi công rọ
Kiểm tra hệ thống cọc, mốc định vị và mép công trình ở khu vực thi công rọ. Chỉ được thi hành thực hiện thi công khi mặt bằng đã được nghiệm thu trước đó. Lớp đệm bên dưới, tầng lọc ngược phải đảm bảo được thi công hoàn tất.
Yêu cầu về thiết bị và dụng cụ thi công
- Thiết bị thi công: Các thiết bị hỗ trợ thi công như máy móc cần thiết cho công tác tháo dỡ, lắp ráp, bố trí rọ đá cần phải đảm bảo hiệu quả sử dụng khi thi công.
- Dụng cụ thi công: Bao gồm xè beng, kìm, móc khóa, giá khuôn, cọc thép neo, thanh văng, tăng đơ,… Tất cả phải được chuẩn bị đầy đủ để phục vụ công tác thi công.
Quy trình thi công rọ đá chuẩn
Lắp dựng rọ đá
Nên lắp dựng rọ ở nơi khô ráo và bằng phẳng để tránh làm biến dạng rọ. Cần đảm bảo các điều kiện lắp đặt sau:
- Lắp đặt rọ cẩn thận, không được để rọ bị biến dạng và hư hại đến lớp phủ mạ của dây lưới thép.
- Các tấm lưới thép khi ghép lại phải có kích thước đúng như kích thước yêu cầu.
- Khi ghép buộc phải đảm bảo các tấm lưới thép được căng, phẳng. Các mặt đứng và các vách ngăn thẳng đứng. Các góc phải đạt đúng yêu cầu thiết kế. Các nút buộc phải thực hiện đúng kỹ thuật để tránh đứt dây vỡ rọ.
Bố trí rọ vào khu vực thi công
Trước khi đổ đá cần phải bố trí rọ đúng vào khu vực thi công như bản thiết kế yêu cầu và đảm bảo các yếu tố bằng cách:
- Đặt rọ ở khu vực nước sâu: Để thợ lặn kiểm tri vị trí và liên kết giữa các rọ, hiệu chỉnh ngay lập tức nếu có sai sót hoặc rủi ro.
- Đặt rọ lên nền móng đã hoàn thiện: Buộc liên kế các rọ với nhau dựa trên nguyên tắc cạnh giáp cạnh. Kỹ thuật buộc giống như kỹ thuật buộc ghép rọ đá. Dây buộc phải liên tục, nguyên sợi. Không ghép nối nhằm tránh rủi ro.
- Luôn kéo căng rọ đá trước và trong quá trình lấp đổ đá để giảm thiểu tình trạng biến dạng của rọ đá.
Đổ vật liệu lấp, đá lấp vào rọ
Tiến hành đổ đá theo từng lượt với độ cao phù hợp:
- 0.3m (1ft) đối với rọ đá cao 0.9m (3ft)
- 0.23m (9inch) đối với rọ đá cao 0.46m~0.5m (1.5ft)
Lưu ý: Đá không được đổ cao hơn 0.3m (miệng rọ) và cao hơn các miệng rọ liền kề.
Nếu sử dụng rọ đá bọc nhựa PVC thì cần lưu ý cẩn thận để không làm lớp nhựa PVC bị tróc, hỏng. Sau khi đổ đá đầy vào rọ, hoàn thiện rọ bằng cách buộc dây buộc thủ công để tạo độ siết chặt lớn nhất.
Khi đá được thi công đến lớp cuối cùng, cho phép mặt đá nhô cao hơn miệng rọ khoảng 0.025m (1 inch) ~ 0.04m (1.5 inch) để dự phòng độ lún tự nhiên. Tuy nhiên, khoảng cách này có thể thay đổi cao thấy tùy vào trường hợp và địa hình thi công cụ thể…
Đậy nắp rọ và buộc dây đan
Sau khi đổ đá vào đầy rọ, trước khi đậy nắp, bề mặt nắp rọ phải được tạo phẳng bằng lớp đá nhỏ nhằm hạn chế tối đa các biến dạng nắp và kết cấu rọ đá. Sau đó đậy và tiến hành buộc nắp. Không nên làm cho nắp rọ quá căng. Đậy kín rọ và buộc rọ theo đúng kỹ thuật. Nút cuối cùng phải ở góc và được quấn 3 vòng buộc.
Kiểm tra và nghiệm thu thi công rọ đá
Sau khi thi công xong, cần kiểm tra lại rọ trước khi nghiệm thu để đảm bảo rọ được thực theo đúng theo tiêu chuẩn:
- Kiểm tra chính xác các kích thước của rọ sau khi hoàn thiện so với kích thước bản vẽ sao cho sai số không quá lớn.
- Kiểm tra các mối nối, nút buộc cần phải được chắc chắn. Đảm bảo không có nút buộc nào bị lỏng, tuột ra khỏi mối nối.
- Kiểm tra lượng đá hao hụt trong rọ.
- Kiểm tra độ biến dạng rọ. Đảm bảo không bị phình, giữ được hình dạng và kích thước ban đầu.
Một số lưu ý khi thi công rọ đá chuẩn
Rọ càng lớn thì khả năng bền vững trước các ngoại lực tác động và xâm nhập của môi trường càng cao. Ít mối nối và vị trí ghép. Giúp tiết kiệm chi phí và thời gian lắp đặt. Tùy vào điều kiện địa hình và mục đích thi công mà chọn loại rọ phù hợp (rọ đá mạ kẽm, rọ đá bọc nhựa PVC).
Đá sử dụng phải có kích thước phù hợp với các mắt lưới của rọ. Tránh trường hợp đá hao hụt, rơi khỏi rọ do kích thước đá nhỏ hơn kích thước mắt lưới. Ví dụ kích thước mắt lưới của rọ bạn sử dụng là 8x10cm -> kích thước đá lấp 8x10cm. Lưu ý: Thông thường các công trình thường sử dụng các rọ có thiết kế (2x1x1)m hoặc (2x1x0.5)m.
Nên sử dụng đá lấp vào rọ có kích thước đều nhau nhất có thể. Không nên sử dụng đá có kích thước chênh lệch quá lớn vì chúng sẽ tạo ra nhiều không gian trống trong rọ. Khiến sự liên kết trở nên kém bền vững.
Nên chọn rọ đá đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng cao để gia tăng độ bền vững cho công trình. Vì vậy, đơn vị cung cấp rọ đá uy tín, chất lượng cũng là một trong những vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Kết luận
Quy trình thi công rọ đá chuẩn là một trong những yêu cầu kỹ thuật cần có trong các công trình xây dựng trọng điểm. Đặc biệt là các công trình làm tường chắn, đê điều thủy lợi. Các công trình nhỏ, không yêu cầu quá nhiều về kỹ thuật và độ chính xác có thể lược bỏ một số bước không quan trọng. Trên đây là mẫu quy trình chuẩn thi công rọ đá theo tiêu chuẩn TCVN 10335:2014 mà Phú Thành Phát chia sẻ. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Để được hỗ trợ thông tin chi tiết hơn về quy trình hoặc kích thước và giá cả của rọ đá. Hãy liên hệ với Phú Thành Phát để được tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Xử lý nền đất yếu bằng biện pháp gia tải trước kết hợp bấc thấm
Mục lụcGia tải nén trước là gì?Bấc thấm kết hợp gia tải nén…
–
Giải pháp gia cố nền đất yếu hiệu quả bằng lưới địa kỹ thuật
Mục lụcVì sao sử dụng lưới địa kỹ thuật làm giải pháp gia…
–
Sức kháng thủng CBR vải địa kỹ thuật GT đạt ASTM D6241
Mục lụcTiêu chuẩn ASTM D6241 là gì?Sức kháng thủng CBR VĐKT GT đạt…