Ứng dụng vải địa kỹ thuật kết hợp rọ đá như thế nào?

Ứng dụng vải địa kỹ thuật kết hợp rọ đá như thế nào?

Vải địa kỹ thuậtrọ đá là vật liệu địa kỹ thuật có khả năng chịu lực và gia cường cực kỳ cao. Đặc biệt, trong một số công trình, vải địa kỹ thuật và rọ đá lại được sử dụng kết hợp với nhau tạo ra một liên kết kiên cố và vững chắc khó phá hủy. Vậy vải địa kỹ thuật kết hợp rọ đá sẽ như thế nào? Loại vải địa kỹ thuật nào được sử dụng để kết hợp với rọ? Các ứng dụng kết hợp này chủ yếu là gì? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Rọ đá là vật liệu địa kỹ thuật có cấu tạo gồm 4 bộ phận: tấm đáy, các mặt bên, các tấm vách ngăn và nắp đậy. Các tấm liên kết được làm bằng lưới thép “mắt cáo” hình sáu cạnh theo kích thước thiết kế. Dọc theo chu vi tấm lưới là khung thép cứng (dây viền) định hình rọ.

Hiện nay, xét theo thành phần cấu tạo thì rọ đá có 2 loại chính: Rọ đá mạ kẽmrọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC. Được ứng dụng chủ yếu trong các công trình thủy lợi như đê, đập, kè sông, kè biển,…

Vải địa kỹ thuật kết hợp rọ đá 1

Vải địa kỹ thuật kết hợp rọ đá 2

Vải địa kỹ thuật là vật liệu địa kỹ thuật có chức năng phân cách, gia cường và tiêu thoát nước có cấu tạo từ 100% xơ nhựa Polyester/Polypropylene bằng phương pháp gia nhiệt, xuyên kim liên cho ra tấm vải hoàn chỉnh có liên kết chặt chẽ. Được ứng dụng trong đa dạng trong nhiều lĩnh vực như các công trình xây dựng hoặc trong trồng trọt, nông – lâm – ngư nghiệp. 

Thông thường, rọ đá sẽ được thi công và sử dụng cho các công trình thủy lợi, tiếp xúc trực tiếp với nước. Vì vậy, vải địa ứng dụng kết hợp cũng phải đảm bảo đủ các tiêu chí:

  • Gia cường: Giúp chịu tải trọng của áp lực rọ lên nền đất. Giữ liên kết rọ không bị sụt trượt dưới áp lực dòng chảy của nước tác động lên rọ.
  • Phân cách: Đảm bảo khả năng phân cách giữa rọ và nền đất. Tạo nên bệ đỡ vững chắc giúp rọ ổn định hơn.
  • Thoát nước: Vải địa không dệt có khả năng tiêu thoát nước tốt hơn rất nhiều so với vải dệt gia cường. Vải không dệt PR cho phép nước thoát nhanh qua bề mặt vải.
  • Độ bền cơ học cao: Vải địa kỹ thuật có độ bền cực kỳ cao. Khả năng chống tia UV, chống oxy hóa và hoạt động tốt kể cả trong điều kiện thời tiết và môi trường khắc nghiệt.

Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng chịu lực và tải trọng của vải. Nên chọn vải có cường lực cao. Ví dụ như vải PR15 đến PR25. Vì những loại vải này sẽ có khả năng chịu lực và tải trọng tốt hơn so với các loại vải có cường lực yếu hơn (PR7, PR9, PR11, PR12). Nếu sử dụng vải quá mỏng thì sau một thời gian ngắn, khối cấu trúc này vẫn bị sụt trượt, đổ sập vì quá nặng. Đặc biệt, trường hợp này thường xuyên xảy ra ở các công trình tường chắn trọng lực hoặc các thiết kế đê kè, miệng cống,…

Không phải thiết kế công trình rọ đá nào cũng cần phải sử dụng vải địa kỹ thuật. Điển hình như các thiết kế rọ đá cảnh quan, làm đẹp phong cảnh,… Là những trường hợp không cần thiết. Tuy nhiên, nếu rọ đá được thiết kế để làm vật liệu chống xói mòn và rửa trôi thì việc kết hợp vải địa gia cố chân rọ là hết sức quan trọng. Vì khi rọ đá được bố trí sử dụng một thời gian, cấu trúc nặng bên trên sẽ có nguy cơ bị hỏng chân hoặc bục rỗng phía bên trong vì dòng nước len lỏi vào bên trong vật liệu lấp gây sụp đổ. Vậy nên ứng dụng vải địa bên dưới đáy rọ nhằm để nâng cao tuổi thọ công trình và nâng cao khả năng chịu lực của nền đất dưới rọ.

Một số ứng dụng kết hợp rọ đá và vải địa kỹ thuật phổ biến có thể kể đến như:

  • Kết hợp rọ đá và vải địa kỹ thuật làm tường chắn trọng lực ở các khu vực địa hình có nền đất cứng như miền núi Tây Nguyên, Lâm Đồng, Đà Lạt,…
  • Vải địa kỹ thuật gia cường và ổn định nền móng. Điển hình như đê kè chắn sóng, kè bảo vệ công trình cầu cống, lót kênh,…. Bằng rọ đá trên địa hình có nền đất yếu.
  • Ở một số đồi núi, triền dốc,… Thiết kế kè rọ đá ngoài kết hợp với vải địa còn kết hợp với lưới địa kỹ thuật để tăng khả năng gia cố và giữ vững liên kết công trình ở địa hình dốc cao, hiểm trở.
Vải địa kỹ thuật kết hợp rọ đá 3

Rọ đá và vải địa kỹ thuật là những loại vật liệu địa kỹ thuật được ứng dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng. Đặc biệt đối với rọ đá. Trong một số trường hợp, dùng để chống xói mòn và làm đê kè bảo vệ bờ sông, bờ biển,… Cần kết hợp với vải địa kỹ thuật để tăng khả năng chịu lực và tải trọng của rọ. Chống sụt trượt và sụp đổ công trình. Giúp gia tăng tuổi thọ và đảm bảo khả năng bền vững của cấu trúc rọ bên trên.

Phú Thành Phát là công ty vật liệu địa kỹ thuật với hơn 14 năm kinh nghiệm. Chúng tôi đã từng hỗ trợ thiết kế và tư vấn hàng trăm dự án với đa dạng quy mô. Không những thế, Phú Thành Phát còn sản xuất và cung cấp rọ đá, vải địa kỹ thuật với giá thành hợp lý, chiết khấu cao và ổn định, phù hợp cho từng quy mô dự án. Nếu có bất từ nhu cầu, tư vấn báo giá. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn nhanh nhất ngay khi nhận được thông tin.


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

error: Nội dung được bảo vệ bởi Phú Thành Phát!
0909903934
Contact