Mục lục
Đối với các công trình bảo vệ, thoát nước, chịu lực và chống xói mòn hiện nay. Điều cần thiết là cần ứng dụng các vật liệu tốt có độ bền cao để xây dựng. Nhằm khắc phục sự khắc nghiệt và các tác động từ thiên nhiên. Rọ đá mạ kẽm là một trong những vật liệu đáng để cân nhắc. Khổng chỉ có kết cấu tốt mà còn có sức chịu lực lớn đang được ưa chuộng và lựa chọn sử dụng. Vậy rọ đá mạ kẽm là gì? Có lợi ích gì khi ứng dụng trong các công trình thủy lợi? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết sau đây nhé!
Rọ đá mạ kẽm là gì?
Rọ đá mạ kẽm là vật liệu được làm từ các sợi thép mạ kẽm nhúng nóng, đan xen với nhau thành kết cấu ô lưới hình lục giác dạng tổ ong thành các tấm lưới thép và liên kết với nhau thành hình hộp chữ nhật bằng dây buộc.
Ưu điểm của rọ mạ kẽm
- Độ bền cao:
- Là loại vật liệu có độ bền cao, chịu được các tác động mạnh của ngoại lực.
- Kết cấu đặc biệt của các mắt lưới kép giúp chịu được sự biến dạng cao, hiện tượng sụt lún của nền đất.
- Có khả năng chống gỉ sét, ăn mòn hiệu quả.
- Chịu tải trọng lớn:
- Cấu trúc liên kết chắc chắn, chịu được tải trọng cao.
- Các mắt lưới thiết kế đồng nhất giúp phân tán lực đồng đều.
- Linh hoạt:
- Kích thước đa dạng. Có thể thiết kế kích thước phù hợp với từng yêu cầu thiết kế và nhu cầu sử dụng khác nhau.
- Đặc tính bền bỉ của rọ giúp rọ có thể thi công dễ dàng trên mọi địa hình với mọi điều kiện thời tiết mà không ảnh hưởng đến độ bền.
- Thẩm mỹ: Rọ đá mắt lưới có thiết kế đẹp mắt. Được ứng dụng cả trong các công trình kiến tạo cảnh quan giúp gia tăng vẻ đẹp thiết kế.
- Thân thiện với môi trường.
- Hiệu quả kinh tế:
- Sử dụng rọ đá trong các công tác thi công tường chắn hoặc đê sông, kè biển giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Vận chuyển dễ dàng, thi công đơn giản. Thời gian thi công và lắp đặt nhanh chóng. Tiết kiệm chi phí nhân lực và đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Ứng dụng của rọ đá
Nhờ vào những ưu điểm, tính năng nổi bật đã được chứng thực trong nhiều công trình. Rọ đá mạ kẽm trở nên phổ biến trong các công trình chịu lực tác động lớn từ bên ngoài như:
- Bảo vệ mái dốc, lòng kênh rạch.
- Xây dựng các dự án đập chắn nước.
- Bảo vệ hệ thống đường giao thông ở những nơi có nền đất yếu.
- Xây tường chắn, tường trọng lực.
- Ngăn chặn xâm thực, chống ngập mặn.
- Chống hiện tượng xói mòn ở những vùng gần bờ sông, bờ biển.
- Làm cống hộp, mố cầu.
Tiêu chuẩn cơ bản rọ đá mạ kẽm
Đối với yêu cầu trong thiết kế các công trình bờ kè ở Việt Nam hiện nay thì tỉ lệ mạ kẽm, tiêu chuẩn về khối lượng cần được đáp ứng theo các thông số:
- Tỉ lệ mắt lưới của rọ đá, thảm đá.
- Đường kính dây viền, dây đan.
- Quy cách và số vách ngăn.
- Mạ kẽm, hoặc mạ kẽm bọc nhựa PVC.
Bạn có thể tham khảo bảng thông số cơ bản sau để tham khảo thêm các tỉ lệ phổ biến hiện nay để đưa ra lựa chọn phù hợp cho công trình của mình.
Phân loại chức năng
Các sản phẩm được phân loại theo chức năng, mục đích ứng dụng trong thiết kế, cụ thể được thể hiện trong bảng phân loại sau:
Bảng phân loại thứ cấp rọ đá mạ kẽm
PHÂN LOẠI | CHỨC NĂNG SƠ CẤP | CHỨC NĂNG THỨ CẤP | ỨNG DỤNG CƠ BẢN |
Rọ đá | Bảo vệ Chịu lực | Chống xói Thoát nước | Tường chắn đất, kết cấu chân khay lớp bảo vệ mái dốc. Kết cấu tràn, chỉnh trị dòng, đê đập trọng lực. |
Thảm đá | Chồng xói Thoát nước Bảo vệ | Chịu lực | Thảm chống xói bờ, mái dốc Đáy kênh lòng dẫn |
Rọ thảm đá | Chồng xói Chịu lực Bảo vệ | Thoát nước | Chân khay tường trọng lực. Các kết cấu bảo vệ, chống xói mái dốc đặc biệt. Thân đáy đập tràn, kênh dẫn dòng, bê tiêu năng |
Rồng đá | Chồng xói Chịu lực Bảo vệ | Thoát nước | Hộ chân khay, chân đê. Các kết cấu chỉnh trị (đê chắn sóng, đá đổ) |
Rọ đá neo | Chịu lực Bảo vệ Gia cường nền | Tường chắn rọ đá neo (tường đất có cốt bản mặt rọ đá) | |
Lưới lục giác xoắn kép | Bảo vệ | Hệ thống lưới bảo vệ |
Thông số mắt lưới
Cùng với đó là sai số về kích thước mắt lưới cho phép xảy ra khi sản xuất, đóng gói sản phẩm và thi công công trình so với kích thước mắt lưới danh định.
Bảng kích thước mắt lưới và sai số cho phép
KÝ HIỆU | KÍCH THƯỚC D | KÍCH THƯỚC DANH ĐỊNH | SAI SỐ |
6×8 | 63 | 63×85 | ±10% |
8×10 | 83 | 83×114 | ±10% |
10×12 | 102 | 102×135 | ±10% |
*Kích thước được tính bằng milimet
Khối lượng mạ kẽm
Tiếp theo là khối lượng mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm bảo vệ dây thép khi sản xuất lưới xoắn kép nhằm giảm thiểu quá trình ăn mòn.
Khối lượng của lớp mạ kẽm, mạ hợp kim nhôm kẽm (gafan) theo đơn vị diện tích
Đường kính dây thép mạ kẽm (mm) | Khối lượng lớp kẽm mạ/đơn vị diện tích mạ (g/m2) | Phương pháp thử nghiệm | Đường kính dây thép mạ hợp kim nhôm kẽm (mm) | Khối lượng đơn vị hợp kim nhôm kẽm mạ/đơn vị diện tích mạ (g/m2) | Phương pháp thử nghiệm |
2.2 | 230 | BS EN 10244-2 ASTM A 90/A90M | 2.2 | 230 | BS EN 10244-2 ASTM A 90/A90M |
2.4 và 2.7 | 245 | BS EN 10244-2 ASTM A 90/A90M | 2.4 và 2.7 | 245 | BS EN 10244-2 ASTM A 90/A90M |
3.0 và 3.4 | 265 | BS EN 10244-2 ASTM A 90/A90M | 3.0 và 3.4 | 265 | BS EN 10244-2 ASTM A 90/A90M |
3.8 | 275 | BS EN 10244-2 ASTM A 90/A90M | 3.8 | 275 | BS EN 10244-2 ASTM A 90/A90M |
Chú thích1: Lớp mạ của dây thép mắt lưới lục giác xoắn kép có khối lượng lớp mạ trên đơn vị diện tích mạ (g/m2) tương đương các trị số Class A, BS EN10244-2 hoặc Class 3, ASTM A641.
Chú thích2: NSX và đơn vị thử nghiệm lựa chọn một trong hai phép thử cho mỗi chủng loại dây. Trong trường hợp có khác biệt đơn vị đo lường, giá trị thử nghiệm phải chuyển đổi về đơn vị g/m2 diện tích mạ.
Kích thước thông dụng
Cuối cùng là kích thước cơ bản, điển hình của các loại rọ đá mạ kẽm hiện nay trên thị trường. Quy cách tính thông thường sẽ theo công thức: Dài x Rộng x Cao và được tính theo đơn vị mét.
Kích thước thông dụng của rọ đá
Chiều dài (m) | Chiều rộng (m) | Chiều cao (m) | Số lượng ô chứa (ô chứa) | Thể tích chứa (m3) |
2.0 | 1.0 | 0.3 | 2.0 | 0.6 |
3.0 | 1.0 | 0.3 | 3.0 | 0.9 |
4.0 | 1.0 | 0.3 | 4.0 | 1.2 |
2.0 | 1.0 | 0.5 | 2.0 | 1.0 |
3.0 | 1.0 | 0.5 | 3.0 | 1.5 |
4.0 | 1.0 | 0.5 | 4.0 | 2.0 |
2.0 | 1.0 | 1.0 | 2.0 | 2.0 |
3.0 | 1.0 | 1.0 | 3.0 | 3.0 |
4.0 | 1.0 | 1.0 | 4.0 | 4.0 |
Chú thích: Sai số kích thước hình học về chiều dài, chiều rộng, chiều cao đối với rọ đá trước khi xếp đá vào rọ là ±5%.
Kết luận
Rọ đá mạ kẽm là một trong những vật liệu địa kỹ thuật được ứng dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên, để có thể chọn được kích thước rọ phù hợp và đơn vị cung cấp giá rẻ tại xưởng. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi tự hào là đơn vị sản xuất rọ đá hàng đầu Việt Nam đạt tiêu chuẩn và tham gia hàng trăm dự án khác nhau. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin và gửi báo giá sớm nhất cho bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Tiêu chuẩn ASTM D4751 – Xác định kích thước lỗ biểu kiến VĐKT
Mục lụcLỗ biểu kiến vải địa kỹ thuật là gì?Tiêu chuẩn ASTM D4751Tiêu…
–
Vải địa kỹ thuật kết hợp bấc thấm? Vì sao dùng VĐKT bọc lõi bấc thấm?
Mục lụcCấu tạo bấc thấmVì sao vải địa kỹ thuật được ứng dụng…
–
Tiêu chuẩn dây thép mạ kẽm thông dụng TCVN 2053:1993
Mục lụcTiêu chuẩn TCVN 2053:1993Nội dung tiêu chuẩn TCVN 2053:1993Kích thước và yêu…