Mục lục
- Đê là gì?
- Tầm quan trọng của xây dựng đê trong đời sống
- Quy trình thi công đê
- Kết luận
Chắc hẳn là bạn rất thường nghe đến các công trình đê điều, kè sông, kè biển. Những con đê nối dài ở khu vực ven sông ven biển. Vậy thực chất đê là gì? Đắp đê để làm gì? Có bao nhiêu loại đê? Quy trình xây dựng đê như thế nào? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về con đê thông qua nội dung sau đây nhé!
Đê là gì?
Khái niệm
Đê hay còn gọi là đê điều là một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển hoặc các loại đê nhân tạo tạm thời để ngăn nước ngập một khu vực cụ thể.
Phân loại
Dựa trên quá trình hình thành mà ta chia đê làm 2 loại: đê tự nhiên và đê nhân tạo.
Đê tự nhiên
Đê tự nhiên là loại được hình thành do sự lắng đọng của các trầm tích trong sông khi dòng nước này tràn qua bờ sông. Thường là vào những mùa lũ. Khi tràn qua bờ, vận tốc dòng nước giảm làm các vật liệu trong dòng nước lắng đọng theo thời gian. Khi đó, nó sẽ cao dần và cao hơn bề mặt của đồng lụt (khu vực bằng phẳng bị ngập lụt). Hình thành nên đê tự nhiên.
Trong trường hợp không có lũ, các trầm tích có thể lắng đọng trong kênh dẫn. Làm cho bề mặt kênh dẫn cao lên. Sự tương tác qua lại này không chỉ làm cao bề mặt của đê mà thậm chí làm cao đáy sông. Các đê thiên nhiên được ghi nhận là đặc điểm phổ biến của các dòng sông uốn khúc tại Việt Nam và trên thế giới.
Đê nhân tạo
Đê nhân tạo là đê được xây dựng để chống lũ trong trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp khẩn cấp, đê tạm thời được dựng lên trên đỉnh của đê hiện hữu (đê tự nhiên).
Đê nhân tạo cũng được chia làm 2 loại là đê vĩnh cửu hoặc đê tạm thời. Đê vĩnh cữu là đê được xây dựng kiên cố và chắc chắn. Dùng để ngăn sóng biển, thủy triều. Được xây dựng vững chắc dọc theo thành bờ biển, kè sông, kè đập,… Đê tạm thời là đê chủ yếu được xây dựng nhanh chóng và có phần sơ sài. Chủ yếu dùng để đối phó với thiên tai trong các trường hợp khẩn cấp, không có nhiều thời gian thi công kiên cố.
Phân cấp đê
Đê được phân làm 5 cấp. Bao gồm: cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5. Và được xác định theo hướng dẫn phân cấp đê theo văn bản số 4116/BNNTCTL phát hành năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bảng quy định về tuổi thọ của công trình đê vĩnh cữu
Cấp đê | Tuổi thọ (năm) |
---|---|
1-2 | 100 |
3-4 | 50 |
5 | 20 |
Bảng tiêu chuẩn an toàn và phân cấp đê
Vùng | Tiêu chuẩn an toàn (Chu kỳ lặp lại: năm) | Cấp đê |
---|---|---|
Vùng đô thị, công nghiệp phát triển*: – Diện tích bảo vệ > 100.000 ha – Dân số > 200.000 người | 150 | 1 |
Vùng nông thôn có nông nghiệp phát triển, có quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp: – Diện tích bảo vệ: từ 50.000 đến 100.000 ha – Dân số: từ 100.000 đến 200.000 người | 100 | 2 |
Vùng nông thôn, nông nghiệp phát triển: – Diện tích bảo vệ: từ 10.000 đến 50.000 ha – Dân số: từ 50.000 đến 100.000 người | 50 | 3 |
Vùng nông thôn, nông nghiệp phát triển trung bình: – Diện tích bảo vệ: từ 5.000 đến 10.000 ha – Dân số: từ 10.000 đến 50.000 người | 30 | 4 |
Vùng nông thôn, nông nghiệp chậm phát triển: – Diện tích bảo vệ: < 5.000 ha – Dân số : < 10.000 người | 10 | 5 |
GHI CHÚ:
- (*): Khu công nghiệp, nông nghiệp phát triển là dựa trên tỉ lệ cơ cấu kinh tế trong vùng được bảo vệ. Nếu tỉ lệ công nghiệp lớn hơn thì thuộc vùng công nghiệp phát triển và ngược lại.
- Khi sử dụng Bảng tiêu chuẩn trên, trước hết phải xếp vùng được bảo vệ thuộc loại vùng thành thị hay nông thôn, công nghiệp hay nông nghiệp… theo tiêu chí vùng. Sau đó xem xét hai tiêu chí (diện tích, dân số) để xác định tiêu chuẩn an toàn.
- Trường hợp vùng được bảo vệ chỉ đạt 1 tiêu chí thì hạ xuống 1 mức. Việc phân vùng để xét phải đề cập đến quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đến 2024 và tầm nhìn đến 2050.
- Các tuyến bờ bao thiết kế với chu kỳ lặp lại nhỏ hơn 10 năm được xác định là các bờ bao tạm hoặc đê quây phục vụ thi công.
Tầm quan trọng của xây dựng đê trong đời sống
Hệ thống đê điều có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho vùng đồng bằng trước thiên tai như sóng thần, bão, lũ lụt,… Xây dựng đê điều sẽ giúp ngăn chặn và giảm thiểu tác động của thiên tai. Giảm thiểu thiệt hại tài sản, tính mạng của con người khu vực ven sông, ven biển. Góp phần bảo vệ và phát triển nền kinh tế – xã hội. Nâng cao đời sống và chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Đồng thời là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền. Phát triển và đảm bảo an toàn hệ thống đê điều là điều kiện giúp phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững.
Thống kê từ Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho biết, chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến ngày 12/10, trên cả nước đã xảy ra 4 cơn bão; 1 cơn áp thấp nhiệt đới; 206 trận mưa lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất; 197 trận dông lốc, sét; 82 vụ sạt lở bờ sông; 226 trận động đất; 9 trận gió mạnh trên biển và 2 đợt rét đậm, rét hại. Thiên tai đã khiến 139 người chết, mất tích, 211 người bị thương; 630 nhà sập, 15.729 nhà hư hỏng, tốc mái; 247.460ha lúa, hoa màu và 44.795ha cây trồng khác ngập úng, thiệt hại… Thiệt hại ước tính trên 5.167 tỉ đồng.
Như vậy, mỗi năm, thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của người dân vô cùng khắc nghiệt. Để giảm thiểu tình trạng này không còn cách nào khác ngoại trừ nâng cao phát triển đê điều.
Quy trình thi công đê
Khi thi công đê cần phải thực hiện thi công theo tiêu chuẩn TCVN 8216:2009 – “Quy trình thi công đập đất đầm nén”. Cần có mặt bằng và thời gian thi công phù hợp, hạn chế ảnh hưởng của thủy triều, sóng và các tác động khác từ biển. Quá trình đắp đê phải được đắp theo từng lớp, chiều dày mỗi lớp không được lớn hơn 50cm. Tổ chức thi công theo hình thức cuốn chiếu, hoàn thành từng phân đoạn bao gồm cả hạng mục bảo vệ mái đê.
Xác định vị trí và hình dạng tuyến đê
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể;
- Căn cứ điều kiện địa hình, địa chất;
- Đánh giá diễn biến bờ biển, bãi biển và cửa sông;
- An toàn, thuận lợi trong xây dựng, quản lý và duy trì, phát triển cây chắn sóng trước đê;
- Bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử và địa giới hành chính;
- Kết hợp với đường giao thông ven biển (nếu phù hợp);
- Phù hợp với các giải pháp thích ứng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu;
- Đảm bảo quy định về đánh giá tác động môi trường.
Xác định tham số hải văn
Các yếu tố đặc trưng điều kiện biên hải văn chính phục vụ công tác thiết kế đê biển bao gồm: mực nước thiết kế, các tham số sóng khu vực nước sâu và tại chân công trình tương ứng với tần suất thiết kế.
Thiết kế kích thước, kết cấu đê
Thiết kế mặt cắt đê đối với tuyến đê mới, củng cố, nâng cấp tuyến đê cũ và các hạng mục liên quan phải đảm bảo công trình an toàn, ổn định với điều kiện bên thiết kế. Đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật – kinh tế đối với mục tiêu chính và đáp ứng yêu cầu của các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội khác trong vùng dự án. Các yếu tố chính cần xem xét khi thiết kế mặt cắt đê gồm: Lựa chọn mặt cắt, tính toán xác định cao trình đỉnh đê, thân và nền đê, độ dốc mái đê, tính toán ổn định…
Thiết kế kè bảo vệ mái đê
Kè bảo vệ mái đê biển thường được gọi là kè biển. Kết cấu kè biển bao gồm ba phần: thân kè, chân kè và đỉnh kè. Lựa chọn hình thức kết cấu thân kè (Kết cấu bảo vệ mái) phụ thuộc vào tải trọng tác động, các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, điều kiện thi công, yêu cầu sử dụng để quyết định. Trên thực tế, thiết kế có thể áp dụng đa dạng các hình loại kết cấu bảo vệ khác nhau. Cần phải có nghiên cứu, kiểm nghiệm về tính an toàn, ổn định của kết cấu trước khi áp dụng.
Bảng các dạng kết cấu bảo vệ mái đê và điều kiện áp dụng
Kết cấu lớp gia cố mái | Điều kiện áp dụng |
---|---|
Trồng cỏ | Sóng có Hs≤ 0,5m, dòng chảy có V<1m/s hoặc có rừng phòng hộ trước đê Mái đê phù hợp để cỏ phát triển |
Đá hộc thả rối | Nơi có nguồn đá phong phú Mái đê thoải, ít yêu cầu mỹ quan |
Đá hộc lát khan | Nơi có nguồn đá phong phú, có loại đá tuyển chọn đáp ứng yêu cầu thiết kế |
Đá hộc xây | Mái đê đầm nện chất lượng tốt Sóng nhỏ, dòng chảy mạnh, loại đá rời sẵn có kích thước không đáp ứng được yêu cầu thiết kế |
Thảm rọ đá | Kích thước đá không đáp ứng yêu cầu thiết kế Sóng lớn, có dòng chảy mạnh Có loại rọ thép chịu mặn |
Cầu kiện bê tông đúc sẵn, ghép rời | Sóng lớn Nền mái đê chất lượng từ trung bình đến tốt Yêu cầu mỹ quan |
Cầu kiện bê tông đúc sẵn, liên kết mảng | Sóng trung bình, dòng chảy mạnh Yêu cầu mỹ quan Nền mái đê ổn định chống lún tốt Có điều kiện thi công và chế tạo mảng |
Cầu kiện chất lượng cao (Basalton, Hydroblock) | Sóng lớn Nền kè (thân đê) có chất lượng từ trung bình Yêu cầu mỹ quan |
Hỗn hợp nhiều loại | Mực nước dao động lớn, mái gia cố dài Yêu cầu sử dụng khác nhau |
Thiết kế tầng lọc ngược
Tầng lọc của đê có 2 phương pháp để thiết kế và thi công. Bao gồm thiết kế tầng lọc bằng cốt liệu rời và thiết kế tầng lọc bằng vải địa kỹ thuật. Trong đó, vải địa kỹ thuật chính là phương pháp phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hơn so với cốt liệu rời.
Vải địa kỹ thuật có khả năng: ngăn cách, lọc, gia cố, dẫn và thoát nước, và được thiết kế tiếp giáp với thân đê. Các tiêu chuẩn chính cho việc lựa chọn vải địa kỹ thuật là:
- Vải có khả năng chống hư hỏng trong thi công và lắp đặt.
- Lực kháng xuyên thủng của vải địa.
- Vải có các đặc điểm thích hợp về lọc ngược và thoát nước.
- Độ bền cao khi tiếp xúc với ánh sáng.
Khi thiết kế cần phải lựa chọn loại vải với các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp về cấp phối của đất đắp thân đê. Đáp ứng các yêu cầu về thoát nước và giữ đất. Đồng thời cần phải kiểm tra ổn định trượt theo bề mặt của lớp lọc.
Thông số vải địa ứng dụng xây dựng tầng lọc ngược đê
Vải địa được sử dụng để làm đê, điều, kè sông, kè biển có 2 loại (tùy thuộc vào nhu cầu ứng dụng và thiết kế). Bao gồm: vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa kỹ thuật dệt. Cùng xem qua một số thông số của vải địa kỹ thuật được ứng dụng phổ biến trong các dự án đê điều, kè biển, kè sông.
Bảng thông số vải địa không dệt PR
Bảng thông số vải địa kỹ thuật dệt GT
Loại vải | Cường độ kéo (N) | Độ giãn dài (%) | Sức kháng thủng (N) |
---|---|---|---|
GT10 | 100/50 | ≤15 | ≥4500 |
GT15 | 150/50 | ≤15 | ≥5500 |
GT20 | 200/50 | ≤15 | ≥7000 |
GT30 | 300/50 | ≤15 | ≥9000 |
GT40 | 400/50 | ≤15 | ≥12000 |
GT100 | 100/100 | ≤15 | ≥6000 |
GT200 | 200/200 | ≤15 | ≥15000 |
Xây dựng công trình bảo vệ đê bằng bãi, giảm sóng
Bãi trước đê (đặc biệt là đê biển) giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự an toàn của đê. Sau khi thi công đê xong, bãi cũng cần được theo dõi, bảo vệ. Đặc biệt là khu vực bãi trước đê đang bị xâm thực. Các giải pháp bảo vệ bãi gồm:
- Trồng rừng phòng hộ trước đê để giữ bãi và giảm sóng.
- Xây dựng hệ thống mỏ hàn, tường giảm sóng, …
- Nuôi bãi nhân tạo.
Kiểm tra, quản lý, duy tu và bảo dưỡng đê
Không chỉ kiểm tra sau khi hoàn thiện công trình mà còn cần phải kiểm tra và giám sát định kỳ. Đặc biệt, cần thực hiện hằng năm trước mùa bão. Theo tình huống cơn bão, trước khi bão đến (dự báo), nên kiểm tra tình hình đê kè để chuẩn bị đối phó các tình huống có thể xảy ra. Sau cơn bão, cần kiểm tra tình hình hư hỏng của đê, kè để có kế hoạch sửa chữa, khắc phục kịp thời.
Các hư hỏng trên mái kè, khi có chuyển vị lớn cần phải xếp đặt lại để có đủ độ dày cần thiết. Nếu trên mái đê xuất hiện những chỗ trũng với diện tích lớn, gây ra sự rửa trôi của vật liệu thân đê, cần phải sửa chữa kịp thời. Chân kè, mỏ hàn cần theo dõi và bảo dưỡng thường xuyên. Đặc biệt trong trường hợp có hố xói phát triển mạnh trước chân công trình. Phải tiến hành xử lý khi hố xói khi hố còn ở quy mô nhỏ. Nếu để hố xói hoặc hư hỏng phát triển rộng vừa phải xử lý tốn kém vừa đe dọa an toàn công trình. Thường xuyên duy tu, chăm sóc rừng ngập mặn, đảm bảo trạng thái, chất lượng rừng theo điều kiện thiết kế.
Kết luận
Đê điều là một trong những công trình quan trọng không thể thiếu trong các công tác phòng chống lũ lụt và thiên tai. Vải địa kỹ thuật là một trong những vật liệu địa kỹ thuật không thể thiếu trong quy trình thi công đê. Có rất nhiều chủng loại vải địa khác nhau để phục vụ cho từng nhu cầu sử dụng hoặc quy mô của đê. Để được tư vấn loại vải thích hợp cho từng công trình đê. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát để nhận được báo giá ưu đãi và nhanh nhất nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Lưới rọ đá là gì? Phân biệt lưới rọ đá và lưới B40
Mục lụcLưới rọ đá là gì?Lưới B40 là gì?Phân biệt lưới rọ đá…
–
Rọ đá, thảm đá 2 vách ngăn – Ưu điểm vách ngăn trong thiết kế thảm đá
Mục lụcRọ đá, thảm đá 2 vách ngănCông dụng vách ngăn trong thiết…
–
Thông số độ dày vải địa kỹ thuật PR
Mục lụcĐộ dày vải đkt là gì?Thông số độ dày danh định vải…