Mục lục
Với đa dạng chức năng và ứng dụng, VĐKT được sử dụng trong các công trình thi công với nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt, đối với vải dùng để lọc trong các công trình thủy lợi sẽ được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn quốc gia. Vậy các chỉ tiêu chọn lựa VĐKT lọc trong công trình thủy lợi được quy định như thế nào? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về chủ đề này thông qua nội dung được chia sẻ bên dưới nhé!
Tài liệu viện dẫn
Một số văn bản tiêu chuẩn được áp dụng trong nội dung:
- TCVN 8220:2009, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định độ dày danh định.
- TCVN 8221:2009, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích
- TCVN 8485:2010, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định cường độ kéo và độ giãn dài.
- TCVN 8484:2010, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định sức bền kháng thủng bằng phép thử rơi côn.
- TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định kích thước lỗ của các loại vải địa kỹ thuật bằng phép thử sàng khô.
- TCVN 8486:2010, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định kích thước lỗ lọc bằng phép thử sàng ướt.
- TCVN 8487:2010, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định độ thấm xuyên.
- TCVN 8482:2010, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím, nhiệt độ, độ ẩm.
Tiêu chuẩn lựa chọn VĐKT lọc công trình thủy lợi
VĐKT được dùng làm lớp lọc trong công trình thủy lợi sẽ có những yêu cầu đặc biệt. Đây là những chỉ số quan trọng thể hiện khả năng ứng dụng của vải trong công trình. Mỗi dự án cụ thể sẽ có những yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật riêng sao cho phù hợp. Đa số, vải địa kỹ thuật sẽ được ứng dụng làm lớp lọc thay cho cát cuội sỏi hoặc bê tông xốp trong các lớp lọc của các kết cấu bảo vệ mái và bờ sông, bờ kênh, mái đê biển, mái đập đất,… Vì thế, vải ĐKT dùng cho những trường hợp này sẽ có yêu cầu cao về khả năng lọc, tiêu thoát nước và thường sẽ sử dụng vải địa kỹ thuật không dệt.
Một số chỉ tiêu tiêu chuẩn cơ bản để chọn lựa VĐKT làm lớp lọc trong công trình thủy lợi bao gồm:
- Độ dày danh định
- Trọng lượng đơn vị
- Độ bền kéo (và độ giãn dài)
- Sức kháng thủng (rơi côn)
- Kích thước lỗ lọc (lỗ biểu kiến)
- Độ thấm xuyên
- Sức kháng tia cực tím (UV) và môi trường
Độ dày danh định
Độ dày của vải địa kỹ thuật có liên quan đến hệ số thấm, sức chịu chọc thủng và khối lượng của vải. Dưới áp lực khác nhau, độ dày của vải có thể thay đổi. Độ dày danh định của vải địa kỹ thuật được xác định theo tiêu chuẩn Quốc Gia: TCVN 8220:2009, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định độ dày danh định.
Trọng lượng đơn vị
Là khối lượng tính bằng gram của 1m2 vải. Được xác định bằng phương pháp thí nghiệm theo tiêu chuẩn Quốc Gia: TCVN 8221:2009, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này liên quan đến độ dày và độ rỗng của vải. Do đó, nó phản ánh gián tiếp khả năng thấm nước và sức chịu chọc thủng của vải.
Đồ bền kéo
Độ bền kéo hay còn gọi là cường độ chịu kéo của vải địa kỹ thuật được xác định bằng lực kéo lớn nhất trên một đơn vị đo chiều rộng, tính bằng kilô niutơn trên mét (kN/m) nhận được trong quá trình kéo cho tới khi mẫu thử đứt hoàn toàn. Vải địa kỹ thuật có mô đun đàn hồi nhỏ nhưng tăng dần sẽ thích ứng tốt hơn với nền không bằng phẳng.
Vải địa kỹ thuật được xác định theo tiêu chuẩn Quốc Gia: TCVN 8485:2010, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định cường độ kéo và độ giãn dài.
Sức kháng thủng (phương pháp rơi côn)
Sức bền kháng thủng của vải địa kỹ thuật là khả năng chống lại sự xuyên thủng của các loại vật liệu rắn khi rơi tự do xuống bề mặt vải. Sức bền kháng thủng của vải địa kỹ thuật được đánh giá bởi số đo đường kính lỗ thủng do côn thử gây ra khi nó tự do từ độ cao chuẩn xuống tâm mẫu thử hình tròn, kẹp nằm ngang. Được thí nghiệm theo tiêu chuẩn Quốc Gia: TCVN 8484:2010, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định sức bền kháng thủng bằng phép thử rơi côn.
Kích thước lỗ biểu kiến
Đối với vải địa kỹ thuật áp dụng để lọc trong các công trình xây dựng. Đặc biệt là trong các công trình thủy lợi. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định khả năng thấm nước và giữ đất của vải. Hiện nay, có hai phương pháp thí nghiệm về tiêu chuẩn này bao gồm:
- Phương pháp thử sàng khô: TCVN 8871-6, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định kích thước lỗ của các loại vải địa kỹ thuật bằng phép thử sàng khô.
- Phương pháp thử sàng ướt: TCVN 8486:2010, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định kích thước lỗ lọc bằng phép thử sàng ướt.
Để chọn lựa vải ĐKT phục vụ cho công trình thủy lợi với chức năng lọc sẽ được áp dụng phương pháp thử sàng ướt để cho ra hệ số kích thước chính xác và phù hợp nhất.
Độ thấm xuyên
Thấm xuyên là dòng nước thấm xuyên qua và vuông góc với bề mặt mẫu thử. Hệ số thấm vải đkt là hệ số biểu thị tốc độ thấm xuyên của nước qua bề mặt vải địa kỹ thuật theo phương vuông góc, đơn vị tính là m/s. Chỉ tiêu này được xác định theo tiêu chuẩn Quốc Gia: TCVN 8487:2010, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định độ thấm xuyên.
Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong chọn lựa VĐKT dùng để lọc nước. Khả năng thấm xuyên càng cao thì tốc độ lọc càng nhanh.
Sức kháng UV và môi trường
Chỉ tiêu này liên quan đến khả năng của vải chịu tác dụng của tia cực tím và nhiệt độ ánh nắng mặt trời. Nó được biểu thị bằng sự suy giảm cường độ kéo và độ dãn dài của vải sau khi bị chiếu tia cực tím. Khả năng vải địa kỹ thuật chịu tác động của các môi trường khác nhau cũng được đánh giá bằng sự suy giảm cường độ kéo của vải sau khi ngâm mẫu trong môi trường đó.
Hệ số này được xác định theo phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn TCVN 8482:2010, Vải địa kỹ thuật, Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím, nhiệt độ, độ ẩm.
Kết luận
VĐKT được ứng dụng để làm lớp lọc trong các công trình thủy lợi cần được chọn lọc dựa trên các chỉ tiêu với tiêu chí đáp ứng mục đích và phù hợp với địa hình, địa chất tại công trình. Các chỉ tiêu cần được thí nghiệm theo tiêu chuẩn Quốc Gia hiện hành để đem lại hiệu suất ứng dụng tối ưu nhất. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được một số chỉ tiêu cùng các tiêu chuẩn quy định cơ bản khi lựa chọn VĐKT làm lớp lọc trong các công trình thủy lợi.
Nếu có bất kỳ yêu cầu, thắc mắc cần tư vấn về VĐKT dùng để làm lớp lọc cho công trình của bạn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc nhanh nhất ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Tiêu chuẩn ASTM D4751 – Xác định kích thước lỗ biểu kiến VĐKT
Mục lụcLỗ biểu kiến vải địa kỹ thuật là gì?Tiêu chuẩn ASTM D4751Tiêu…
–
Vải địa kỹ thuật kết hợp bấc thấm? Vì sao dùng VĐKT bọc lõi bấc thấm?
Mục lụcCấu tạo bấc thấmVì sao vải địa kỹ thuật được ứng dụng…
–
Tiêu chuẩn dây thép mạ kẽm thông dụng TCVN 2053:1993
Mục lụcTiêu chuẩn TCVN 2053:1993Nội dung tiêu chuẩn TCVN 2053:1993Kích thước và yêu…