Mục lục
Mỗi loại vải đkt đều có thông số cường lực riêng được xác định theo TCVN 8485. Tùy theo chỉ số cường lực mà vải sẽ có độ dày mỏng khác nhau. Vải càng dày, cường lực càng cao và ngược lại, vải càng mỏng, cường lực càng thấp. Vậy để xác định độ dày của vđkt cần dựa theo tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn đó được quy định ra sao? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về chủ đề này thông qua nội dung bài viết được chia sẻ ngay bên dưới nhé!
Độ dày danh định vải ĐKT là gì?
Độ dày danh định của vải địa kỹ thuật được xác định bởi khoảng cách được tính bằng milimet (mm) giữa hai bề mặt của vải địa kỹ thuật dưới tác dụng của lực ép xác định trong thời gian quy định.
Phương pháp xác định độ dày danh định VĐKT theo TCVN 8220:2009
Cơ sở pháp lý
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ dày danh định của vải địa kỹ thuật dạng dệt, không dệt, dạng phức hợp và các loại màng địa kỹ thuật bề mặt nhẵn.
Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này:
TCVN 8222:2009, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.
Thiết bị, dung cụ phục vụ thí nghiệm
Dụng cụ lấy mẫu
- Khuôn lấy mẫu: Khuôn lấy mẫu có dạng hình trụ, đường kính 75mm. Chiều vát của lưới cắt hướng vào tâm.
- Kích hoặc bàn ép.
Thiết bị đo độ dày vdkt
Thiết bị đo độ dày gồm một đế phẳng bằng kim loại không gỉ và một đía ép phẳng hình tròn. Phía trên có gắn đồng hồ đo (đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ bách phân/bách phân kế).
Đĩa ép có khả năng chuyển động theo phương vuông góc với mặt phẳng đế với biên độ từ 0.00mm đến 10.00mm. Bề mặt đĩa ép luôn song song với mặt phẳng đế. Có độ chính xác nhỏ hơn 0.01mm.
Đĩa ép có đường kính 56.4mm. Diện tích 2500mm2.
Thiết bị có thể đo độ dày danh định của vật liệu địa kỹ thuật lớn nhất là 10mm với độ chính xác là 0.01mm.
Đồng hồ bấm giây
Đồng hồ bấm giây để thực hiện đo độ dày danh định vật liệu với một lực ép xác định trong thời gian được quy định.
Chuẩn bị mẫu thử
Lấy mẫu
Lấy mẫu theo TCVN 8222:2009.
Số lượng mẫu thử ít nhất trong mọi trường hợp là 10 mẫu.
Kích thước mẫu thử
Mẫu thử hình tròn có đường kính 75mm;
Mẫu thử được lấy bằng khuôn lấy mẫu có kích thước chuẩn. Nếu không có khuôn lấy mẫu có thể dùng compa và kéo sắc để chế tạo mẫu.
Điều hòa mẫu
Điều hòa mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn ở nhiệt độ 21oC ± 2oC và độ ẩm ± 10% trong thời gian ít nhất 24 giờ. Hoặc được tính bởi thời gian giữa hai lần liên tiếp mà khối lượng của mẫu thử không thay đổi quá 0.1%.
Chú thích: Nhìn chung, các loại vải địa kỹ thuật độ xốp cao có độ ẩm thực tế cao hơn độ ẩm trong tủ điều hòa.
Tiến hành thử nghiệm
Căn chỉnh thiết bị thử
Chỉnh thăng bằng thiết bị đo bằng giọt nước và các núm xoay dưới đế thiết bị.
Cài tải trọng vào trục địa ép:
Khi đo độ dày danh định của VĐKT, đĩa ép được gia tải sao cho áp lực ép lên bề mặt vật liệu là 2kPa ± 0.01kPa.
Khi đo độ dày danh định của màng địa kỹ thuật, đĩa ép được gia tải sao cho lực ép lên bề mặt vật liệu là 20kPa ± 0.01kPa.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Quay núm xoay hạ đĩa ép tiếp xúc với mặt phẳng đế thiết bị (không có mẫu thử). Chỉnh đồng hồ đo về số 0.
Bước 2: Quay núm xoay nâng đĩa ép lên và đặt mẫu thử lên mặt phẳng đế thiết bị sao cho tâm mẫu thử trùng với tâm của đĩa ép.
Bước 3: Quay núm xoay từ từ hạ đĩa ép xuống. Khi đĩa ép tiếp xúc với bề mặt mẫu thử thì buông núm xoay ra. Đồng thời bấm giờ trên đồng hồ bấm giờ.
Bước 4: Chờ 30 giây. Sau đó ghi lại số liệu trên đồng hồ đo.
Bước 5: Quay núm xoay nâng đĩa ép lên và lấy mẫu đã thử ra. Kết thúc 1 lần thử. Quay lại bước 2 để thử mẫu tiếp theo cho đến khi hết số lượng mẫu cần thử.
Xử lý số liệu
Tính giá trị độ dày đối với từng mẫu thử
Đối với đồng hồ điện tử, các số liệu được tự động xử lý và cho giá trị thực của độ dày mẫu thử ngay sau khi kết thúc phép đo.
Đối với đồng hồ bách phân, kết quả của phép đo phải qua bước tính toán sau:
Độ dày của mẫu thử tính theo công thức: D = T x n
Trong đó:
T : tổng số vạch đo được trên đồng hồ bách phân;
n : khoảng cách tương ứng với một vạch, tính bằng mm.
Ví dụ: Giả sử tổng số vạch nhận được trong phép đo là 520 vạch. Đối với đồng hồ BAKER của Ấn Độ thì 1 vạch tương ứng 0.002mm (giá trị này thường ghi ngay trên mặt của đồng hồ đo) thì độ dày của mẫu thử trong phép đo này được tính theo công thức theo trình tự: D = 520 x 0.002 = 1.04mm.
Tính các giá trị tiêu biểu
Giá trị trung bình chính xác đến 0.01mm;
Độ lệch tiêu chuẩn chính xác đến 0.001mm;
Hệ số biến thiên chính xác đến 0.1%.
Yêu cầu đối với việc thử thêm
Khả năng lặp lại kết quả
Khi hệ số biến thiên tính theo quy định vượt quá 20% thì cần phải tăng số lượng mẫu thử nhiều lên để thu được kết quả có giới hạn sai số cho phép theo quy định. Số lượng các mẫu thử yêu cầu được tính theo TCVN 8222:2009.
Các giới hạn sai số
Kiểm tra các kết quả thu được theo quy định để đảm bảo các giới hạn sai số thực tế không vượt quá giới hạn quy định. Sai số kết quả được coi là thỏa mãn nếu số lần thử tính theo TCVN 8222 không vượt quá thực tế. Tức các kết quả thử phải thỏa mãn khi thử đủ số lần và đáp ứng yêu cầu của các quy định trong tiêu chuẩn.
Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm bao gồm các nội dung sau:
- Viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Số, ký hiệu thiết bị dùng để thử;
- Thứ nguyên dùng để tính toán kết quả;
- Các giá trị tiêu biểu của phép thử;
- Các giá trị riêng lẻ (kết quả từng mẫu thử);
- Thông tin chi tiết của các kết quả dị thường;
- Các thay đổi về điều kiện, quy trình thử so với tiêu chuẩn (nếu có);
- Thông tin chi tiết về các kết quả bị loại bỏ, kể cả nguyên nhân không dùng các kết quả đó để đánh giá các trị số tiêu biểu.
- Các thông tin về mẻ mẫu, mẫu thử, điều kiện thử. Bao gồm:
- Tên đơn vị, cá nhân gửi mẫu;
- Tên mẫu, ký hiệu mẫu.
- Số lô, số cuộn, ngày sản xuất (mẫu lấy trong nhà máy sản xuất). Hoặc tên công trình, hạng mục, vị trí lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, gửi mẫu,… (mẫu lấy ngoài công trường lắp đặt, thi công).
- Khối lượng mẫu;
- Nhiệt độ, độ ẩm khi điều hòa mẫu và khi thử mẫu.
Lưu mẫu
Mẫu lưu có diện tích nhỏ nhất 1m2.
Lưu mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn: Nhiệt độ 21oC ± 2oC và độ ẩm 60% ± 10%.
Thời gian lưu mẫu tối thiểu là 28 ngày.
Phụ lục (tham khảo)
Bảng 1 – Bảng chuyển đổi đơn vị đo chiều dài và áp suất từ hệ Anh-Mỹ sang hệ Quốc Tế (si)
BẢNG CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO CHIỀU DÀI VÀ ÁP SUẤT TỪ HỆ ANH-MỸ SANG HỆ QUỐC TẾ (SI) | |
1 inch = 2.54 cm | 1 daN/cm2 = 100 kPa |
1 feet = 0.30 m | 1 kG/cm2 = 14.5 psi |
40 mils = 1 mm | 1 psi = 6.89 kPa |
Kết luận
Độ dày danh định vải địa kỹ thuật là một trong những thông số quan trọng bên cạnh các thông số được cung cấp của nhà sản xuất. Trước khi thi công, để đảm bảo vải địa kỹ thuật đạt chỉ tiêu chất lượng thì cần phải thí nghiệm để thẩm định một lần nữa về chất lượng đáp ứng yêu cầu của vải. Hy vọng rằng với thông tin trên, bạn sẽ biết được như thế nào là danh định. Cũng như phương pháp xác định độ dày danh định của VĐKT.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vải địa kỹ thuật hay yêu cầu báo giá vải địa PR, cần tư vấn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp hoặc gửi báo giá sớm nhất cho bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Lưới rọ đá là gì? Phân biệt lưới rọ đá và lưới B40
Mục lụcLưới rọ đá là gì?Lưới B40 là gì?Phân biệt lưới rọ đá…
–
Rọ đá, thảm đá 2 vách ngăn – Ưu điểm vách ngăn trong thiết kế thảm đá
Mục lụcRọ đá, thảm đá 2 vách ngănCông dụng vách ngăn trong thiết…
–
Thông số độ dày vải địa kỹ thuật PR
Mục lụcĐộ dày vải đkt là gì?Thông số độ dày danh định vải…