Mục lục
Vải địa kỹ thuật PR được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực chỉ với 3 chức năng chính: Phân cách, gia cường và lọc – tiêu thoát nước. Tuy nhiên, vải địa kỹ thuật PR được ứng dụng gia cố và xây dựng các công trình đường cao tốc trọng điểm sẽ có ưu điểm gì? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về ứng dụng này của VĐKT PR trong nội dung được chia sẻ ngay bên dưới nhé!
Vải địa kỹ thuật PR
Vải địa kỹ thuật PR (VĐKT PR) là loại vải địa kỹ thuật có cấu tạo từ xơ nhựa nguyên sinh có thành phần chính từ 100% Polymer tổng hợp (PP/PE), được liên kết với nhau bằng phương pháp gia nhiệt và xuyên kim. Vải địa kỹ thuật PR có 3 chức năng chính: Phân cách, gia cường và tiêu thoát nước. Được ứng dụng hầu hết cho các công trình xây dựng. Đặc biệt là công trình giao thông vận tải, đường bộ, đường cao tốc,…
Đặc điểm vải địa kỹ thuật PR
Vải địa kỹ thuật PR nổi trội với một số đặc tính như khả năng gia cố, lọc, thoát nước. Giúp kiểm soát sự phân cách giữa các vật liệu, kiểm soát xói mòn. Ổn định cho các công trình đường bộ, đường cao tốc trên khu vực địa hình nền đất yếu.
Ngoài ra. vải còn có khả năng chống mài mòn và hạn chế sự ảnh hưởng của tia cực tím. Ổn định lớp nền đất yếu trước môi trường khắc nghiệt. Thậm chí là ứng dụng để làm tầng lọc ngược, lớp bảo vệ hệ thống thoát nước cho công trình.
Vì sao phải ứng dụng vải địa kỹ thuật PR cho các công trình đường cao tốc trọng điểm?
Các công trình giao thông cao tốc trọng điểm sẽ thường xuyên chịu tải trọng nặng của các phương tiện vận chuyển. Sự co ngót liên tục của bê tông gây ra hiện tượng tách nhựa đường, phá hủy kết cấu bê tông. Gây nứt, sụt lún, ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền và hiệu quả hoạt động của toàn bộ công trình. Làm giảm cường độ của vật liệu hạt và đất nền. Gây ra tình trạng bơm mặt đường bê tông, dẫn đến sự đứt gãy và xuống cấp của mặt đường.
Vì vậy, vải địa kỹ thuật được ứng dụng như một giải pháp tuyệt vời trong việc ổn định đường cao tốc. Với các ưu điểm như:
Vải địa kỹ thuật PR giúp bảo toàn hệ thống thoát nước cho công trình đường cao tốc
Vải địa kỹ thuật PR giúp khắc phục tình trạng tắc nghẽn của hệ thống thoát nước cầu đường trên đường cao tốc. Khi thoát nước, nước sẽ cuốn trôi kèm theo một số vật liệu như đất, cát, đá sỏi,… Đây chính là nguyên nhân làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Vải địa kỹ thuật PR sẽ giải quyết vấn đề này. Lớp vải được ứng dụng trong hệ thống thoát nước. Cho phép nước đi qua và giữ các hạt vật liệu ở lại trên bề mặt. Ngăn không cho các vật liệu này xâm nhập vào cấu trúc hệ thống. Giúp nâng cao khả năng thoát nước của toàn công trình.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện tự nhiên của khu vực để thiết kế hệ thống thoát nước và bố trí vải địa kỹ thuật PR trong cấu trúc thiết kế cho phù hợp.
Vải địa kỹ thuật PR làm lớp phân cách hiệu quả cho đường cao tốc
Vải địa kỹ thuật PR được ứng dụng cho công trình đường cao tốc với chức năng phân cách. Đóng vai trò làm lớp rào cản, ngăn không cho các lớp vật liệu xáo trộn và xâm nhập lẫn nhau. Điều này giúp bảo toàn lớp vật liệu đắp và đất nền. Giúp giữ nguyên vẹn đặc điểm cơ lý của chúng. Góp phần nâng cao tuổi thọ cho toàn bộ công trình.
Khả năng gia cố của vải địa kỹ thuật PR cho toàn bộ công trình
Vải địa kỹ thuật PR có độ bền kéo đáng kể. Đáp ứng cho khả năng gia cố và giúp làm giảm bề dày lớp vật liệu đắp hiệu quả. Tùy vào loại nền đất cũng như tải trọng dự kiến mà ứng dụng vải địa kỹ thuật có thể giảm từ 10% đến 25% độ dày lớp vật liệu đắp.
Ngoài ra, vải còn giúp tăng khả năng chịu tải trọng. Giúp cho nền đường chịu được tải trọng lớn. Đồng thời nâng cao tuổi thọ cho công trình, giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng đáng kể.
Gợi ý một số loại vải địa kỹ thuật PR ứng dụng trong công tác gia cố nền đường
Vải địa kỹ thuật PR có đa dạng thông số và chủng loại. Mỗi thông số có đặc điểm ứng dụng khác nhau. Nếu nhắc đến các công trình thi công đường bộ, ta sẽ nhắc đến một vài thông số tiêu biểu như:
- Vải địa kỹ thuật PR 9: Với khả năng chịu kéo 9kN/m, được ứng dụng chủ yếu cho các công trình đường nội bộ, khu dân cư,… Khu vực không thường xuyên chịu tải trọng lớn.
- Vải địa kỹ thuật PR 12 – PR 25: Được ứng dụng cho các công trình đường bộ tiêu chuẩn.. Chịu tải trọng ở mức trung bình với cường độ chịu kéo của vải khoảng 12-25kN/m.
- Vải địa kỹ thuật PR 700G – 900G – 12A: Đây là loại vải thiết kế theo dự án, có cường độ chịu kéo lớn. Được ứng dụng chủ yếu và phổ biến cho các công trình đường quốc lộ, cao tốc trọng điểm.
Kết luận
Vải địa kỹ thuật PR đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng đường bộ. Đặc biệt là đường cao tốc trọng điểm. Giúp nâng cao tuổi thọ và kéo dài hiệu suất hoạt động của công trình. Ngoài ra, ứng dụng vải địa kỹ thuật PR còn giúp giảm bề dày vật liệu đắp, tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng. Ứng dụng tốt trong cả hệ thống thoát nước của nền đường.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ biết được một số lợi ích ứng dụng vải địa kỹ thuật cho công trình cao tốc trọng điểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về vải địa kỹ thuật PR cho công trình đường cao tốc của bạn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất cho bạn ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Tiêu chuẩn ASTM D4751 – Xác định kích thước lỗ biểu kiến VĐKT
Mục lụcLỗ biểu kiến vải địa kỹ thuật là gì?Tiêu chuẩn ASTM D4751Tiêu…
–
Vải địa kỹ thuật kết hợp bấc thấm? Vì sao dùng VĐKT bọc lõi bấc thấm?
Mục lụcCấu tạo bấc thấmVì sao vải địa kỹ thuật được ứng dụng…
–
Tiêu chuẩn dây thép mạ kẽm thông dụng TCVN 2053:1993
Mục lụcTiêu chuẩn TCVN 2053:1993Nội dung tiêu chuẩn TCVN 2053:1993Kích thước và yêu…