Mục lục
Vải địa kỹ thuật có cường độ chịu kéo 11kN/m là một trong những loại vải địa kỹ thuật không dệt phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Vậy vải địa kỹ thuật 11kN/m có tên gọi là gì? Và nó có cấu tạo đặc điểm như thế nào? Ứng dụng của vải loại 11kN/m ra sao? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu kỹ hơn về loại vải địa này ở bài viết sau đây nhé!
Cấu tạo vải địa 11kN/m
Vải địa kỹ thuật 11kN/m là vải địa có cường độ chịu kéo 11kN được ký hiệu là vải PR11. Vải có thành phần cấu tạo từ các xơ sợi nhựa PP/PE được sản xuất trong dây chuyền khép kín với phương pháp xuyên kim và gia nhiệt liên tục và tạo thành tấm vải được đan với cấu trúc ngẫu nhiên có các lỗ biểu kiến giúp tiêu thoát nước. Vải có khả năng chịu xé và cường độ chịu kéo cao. Độ giãn dài thấp. Được ứng dụng gia cố nền đất, nền đường. Phân tách vật liệu và làm lớp lọc tiêu thoát nước cho các công trình, cơ sở hạ tầng. Ứng dụng đa dạng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống.
Thông số vải địa kỹ thuật không dệt PR11
Bảng 1 – Thông số kỹ thuật vải PR11
CHỈ TIÊU | TIÊU CHUẨN (ASTM) | TIÊU CHUẨN (TCVN) | ĐƠN VỊ | PR11 |
---|---|---|---|---|
Cường độ chịu kéo | ASTM D 4595 | TCVN 8485 | kN/m | 11 |
Độ giãn dài khi đứt | ASTM D 4595 | TCVN 8485 | % | 40/65 |
Sức kháng thủng CBR | ASTM D 6241 | TCVN 8871-3 | N | 1700 |
Lưu lượng thấm | BS 6906-3 | TCVN 8487 | 1/m2/sec | 150 |
Kích thước lỗ O90 | ASTM D 4751 | TCVN 8871-6 | micron | 115 |
Trọng lượng đơn vị | ASTM D 5261 | TCVN 8221 | g/m2 | 145 |
Chiều dài | – | – | m | 225 |
Chiều rộng | – | – | m | 4 |
Đặc điểm của vải địa kỹ thuật PR 11kN/m
Các chức năng chính bao gồm:
- Lọc: Vải có kích thước lỗ biểu kiến 115 micron. Giúp lọc các loại vật liệu chứa trong hỗn hợp nước. Chẳng hạn như cốt liệu thoát nước. Đồng thời cho phép nước chảy qua hệ thống cấu tạo của lớp vải.
- Thoát nước: Cấu tạo của vải có các lỗ nhỏ và đều. Cho phép nước thoát ra khỏi đất hoặc qua đất có độ thấm thấp.
- Phân tách: Hệ số trọng lượng đơn vị lên đến 145g/m2 được xác định bằng phương pháp thử ASTM D5261. Nhằm tách hai lớp vật liệu khác nhau và ngăn chúng trộn lẫn với nhau.
- Gia cố: vải có sức kháng thủng lên đến 1700N. Cường độ chịu kéo của vải là 11kN/m. Giúp tăng cường độ chịu lực của vải và giảm lực cắt của đất hiệu quả.
- Kiểm soát xói mòn: Giảm thiểu chuyển động của các hạt đất do dòng chảy của nước có trong nền đất yếu.
Các tính năng và thông số của vải đều được kiểm tra và thử nghiệm thông qua các phương pháp thí nghiệm theo bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN và tiêu chuẩn quốc tế ASTM/BS.
Ứng dụng vải địa PR 11 trong xây dựng
Vải địa kỹ thuật PR11 được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực với đa dạng công năng:
- Phân cách ổn định nền đường: Do có tính năng chịu kéo và ứng suất cao nên thường được dùng làm lớp phân cách giữa nền đất đắp và đất yếu nhằm duy trì chiều dày của nền đất đắp và tăng khả năng chịu tải của nền đường.
- Khôi phục và gia cường nền đất yếu.
- Chống xói mòn: được sử dụng trong các công trình như đê, đập, kênh mương thủy lợi, kè sông, kè biển nhằm giảm bớt áp lực thủy động từ bên trong bề mặt mái dốc và triệt tiêu bớt các tác động từ môi trường.
- Lọc và thoát nước nền đường, các công trình như sân vận động, sân golf, công viên, rãnh tiêu thủy lợi,…
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Tiêu chuẩn ASTM D4751 – Xác định kích thước lỗ biểu kiến VĐKT
Mục lụcLỗ biểu kiến vải địa kỹ thuật là gì?Tiêu chuẩn ASTM D4751Tiêu…
–
Vải địa kỹ thuật kết hợp bấc thấm? Vì sao dùng VĐKT bọc lõi bấc thấm?
Mục lụcCấu tạo bấc thấmVì sao vải địa kỹ thuật được ứng dụng…
–
Tiêu chuẩn dây thép mạ kẽm thông dụng TCVN 2053:1993
Mục lụcTiêu chuẩn TCVN 2053:1993Nội dung tiêu chuẩn TCVN 2053:1993Kích thước và yêu…