Quy định chi tiết về phân cấp công trình đê kè theo thông tư mới nhất của Bộ Xây Dựng

Quy định chi tiết về phân cấp công trình đê kè theo thông tư mới nhất của Bộ Xây Dựng

Đê điều là một công trình thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sinh hoạt của người dân xung quanh. Đê không chỉ giúp chắn sóng, giảm bớt ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ mà còn tiền đề cơ sở giữ vững và phát triển nền kinh tế của nước nhà. Vậy hiện nay có thông tư nào dành riêng cho loại công trình thủy lợi này không? Phân cấp công trình đê kè dựa trên yếu tố hay cơ sở pháp lý nào? Có bao nhiêu cấp và bao nhiêu loại đê? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm câu trả lời bằng nội dung bài viết dưới đây nhé!

Như ở bài viết trước “Đê là gì? Phân cấp đê – Quy trình thi công đê chuẩn nhất” mà Phú Thành Phát có chia sẻ. Chúng ta đã biết về khái niệm đê, một số hình ảnh về con đê phổ biến tại Việt Nam cùng với phân loại và phân cấp đê phổ biến. Tuy nhiên, những phân loại và phân cấp đê đó trong chủ đề trước chúng ta chỉ dừng lại ở mức đọc hiểu. Chưa phân tích sâu về cơ sở pháp lý cho phân loại, phân cấp đê. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về phân cấp và phân loại đê theo Thông tư 06/2021-TT-BXD quy định nhé!

PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 2
PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 3

Cơ sở pháp lý bao gồm:

  1. Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 0107/2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
  2. Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009;
  3. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019;
  4. Luật số 60/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2021.
  5. Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê.

Là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại theo quy định của Pháp luật. Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Đê điều năm 2006, sửa đổi bổ sung vào năm 2020 có quy định: “Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng.” Trong đó:

  • Đê sông: Đê ngăn nước lũ của sông.
  • Đê biển: Đê ngăn sóng và nước biển.
  • Đê cửa sông: Đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.
  • Đê bao: Đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.
  • Đê bối: Đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông.
  • Đê chuyên dùng: Đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.
PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 4
PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 5

Tiêu chí phân cấp đê

Theo Thông tư 06/2021TT-BXD, đê được phân cấp dựa trên các tiêu chí sau:

  • Số dân được đê bảo vệ;
  • Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế – xã hội;
  • Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
  • Diện tích và phạm vi địa giới hành chính;
  • Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế;
  • Lưu lượng lũ thiết kế.

Tiêu chí điều chỉnh tăng, giảm cấp đê

Đê sau khi đã được xác định cấp theo quy định có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm cấp theo các tiêu chí. Cụ thể:

  • Đê bảo vệ các thành phố, các khu kinh tế, văn hóa, công nghiệp, quốc phòng, an ninh quan trọng;
  • Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thông chính. Các trục giao thông chính yếu của quốc gia, các đường giao thông quan trọng;
  • Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
  • Phạm vi địa giới hành chính được đê bảo vệ.

Xác định ranh giới đê sông, đê biển và đê cửa sông

Ranh giới giữa đê sông và đê cửa sông được xác định tại vị trí độ chênh cao do nước dâng truyền vào xấp xỉ bằng 0,5m ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển triều tần suất 5% và bão cấp 9.

Ranh giới giữa đê biển và đê cửa sông được xác định tại vị trí độ cao sóng xấp xỉ bằng 0,5m, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển sóng bất lợi tương ứng triều tần suất 5% và bão cấp 9.

Phân cấp đê

PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 6

Dựa trên tiêu chí phân cấp thì đê được phân theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp. Bao gồm 6 cấp: Cấp đặc biệt (Đoạn đê hữu sông Hồng từ K47+980 đến K85+689 thuộc địa bàn thành phố Hà); Cấp I; Cấp II; Cấp III; Cấp IV; Cấp V.

Theo đó, việc điều chỉnh tăng, giảm cấp đê theo các tiêu chí sau:

  • Đê bảo vệ các thành phố, các khu kinh tế, văn hóa, công nghiệp, quốc phòng, an ninh quan trọng;
  • Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thông chính. Các trục giao thông chính yếu của quốc gia, các đường giao thông quan trọng;
  • Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
  • Phạm vi địa giới hành chính được đê bảo vệ.
PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 7
PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 8
PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 9
PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 10

Quy định về tiêu chí phân cấp đê

Thông tư 54/2013/TT-BNNPTNT quy định về phân cấp đê như sau:

Phân cấp đê đặc biệt

Đoạn đê hữu sông Hồng từ K47+980 đến K85+689 thuộc địa bàn thành phố Hà Nội được xếp vào cấp đê đặc biệt.

Phân cấp đê sông
PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 13

Đê sông là đê được xây dựng để ngăn ngừa lũ sông. Bao gồm 3 tiêu chí: (1) Tiêu chí về dân số và diện tích bảo vệ; (2) Tiêu chí về độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê; (3) Tiêu chí về lưu lượng lũ thiết kế. Được xác định dựa vào 3 bảng bên dưới. Trong trường hợp cấp đê được xác định theo các tiêu chí (1) khác với(2) và (3) thì cấp đê xác định theo tiêu chí (1). Tiêu chí (2), (3) là căn cứ để xét tăng hoặc giảm cấp đê.

Tiêu chí về dân số và diện tích bảo vệ

Dựa trên dân số và diện tích khu vực bảo vệ mà chia phần 5 cấp. Được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé tương ứng với cấp từ 1 đến 5. Ta có thể xem cụ thể ở bảng bên dưới:

Bảng 1: Phân cấp đê sông dựa trên tiêu chí về dân số và diện tích bảo vệ

Diện tích bảo vệ (ha)Cấp đê
Số dân được đê bảo vệ (người)
Trên 1.000.000Trên 500.000 đến 1.000.000Trên 100.000 đến 500.000Từ 10.000 đến 100.000Dưới 10.000
Trên 150.000IIIIIIII
Trên 60.000 đến 150.000IIIIIIIIIII
Trên 15.000 đến 60.000IIIIIIIIIV
Từ 4.000 đến 15.000IIIIIIIIIV
Dưới 4.000IIIIVV

Tiêu chí về độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê

Dựa trên mức độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê mà ta phân đê thành 5 cấp. Được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé tương ứng với cấp từ 1 đến 5. Cụ thể ở bảng bên dưới:

Bảng 2: Phân cấp đê sông dựa trên tiêu chí mức độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê

Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê (m)Cấp đê
Trên 3mI – II
Trên 2m đến 3mII – III
Từ 1m đến 2mIII – IV
Dưới 1mV
Tiêu chí về lưu lượng lũ thiết kế

Dựa trên lưu lượng lũ thiết kế mà ta phân đê thành 5 cấp. Được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé tương ứng với cấp từ 1 đến 5. Cụ thể ở bảng bên dưới:

Bảng 3: Phân cấp đê sông dựa trên tiêu chí lưu lượng lũ thiết kế

Lưu lượng lũ thiết kế (m3/s)Cấp đê
Trên 7.000I – II
Trên 3.500 đến 7.000II – III
Từ 500 đến 3.500III – IV
Dưới 500V

Phân cấp đê biển và đê cửa sông

Đê biển và đê cửa sông được phân cấp theo các tiêu chí: (1) Tiêu chí về dân số và diện tích bảo vệ; (2) Tiêu chí về độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê. Trong đó tiêu chí (1) là tiêu chí chính. Tiêu chí (2) là tiêu chí dùng làm căn cứ để xét tăng giảm cấp đê.

Tiêu chí về dân số và diện tích bảo vệ

Dựa trên tiêu chí dân số và diện tích bảo vệ mà đê biển và đê cửa sông được phân chia thành 5 cấp. Được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé tương ứng từ cấp 1 đến cấp 5. Cụ thể như sau:

Bảng 4: Phân cấp đê biển và đê cửa sông dựa trên tiêu chí về dân số và diện tích bảo vệ

Diện tích bảo vệ (ha)Cấp đê
Số dân được đê bảo vệ (người)
Trên 200.000Trên 100.000 đến 200.000Trên 50.000 đến 100.000Từ 10.000 đến 50.000Dưới 10.000
Trên 100.000IIIIIIIIII
Trên 50.000 đến 100.000IIIIIIIIIIIII
Trên 10.000 đến 50.000IIIIIIIIIIIIIV
Từ 5.000 đến 10.000IIIIIIIIIIVV
Dưới 5.000IIIIVIVVV

Tiêu chí về về độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê

Dựa trên mức độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê mà ta phân đê biển và đê cửa sông thành 5 cấp. Được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé tương ứng với cấp từ 1 đến 5. Cụ thể ở bảng bên dưới:

Bảng 5: Phân cấp đê biển và đê cửa sông dựa trên tiêu chí mức độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê

Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê (m)Cấp đê
Trên 3mI – II
Trên 2m đến 3mII – III
Từ 1m đến 2mIII – IV
Dưới 1mV
PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 14
PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 11
Phân cấp đê bao và đê chuyên dùng

Phân cấp đê bao và đê chuyên dùng sẽ được xác định dựa trên vị trí của tuyến đê. Sau đó căn cứ vào tiêu chí phân cấp của đê sông hoặc đê biển và đê cửa sông để phân cấp loại đê này.

PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 12
Phân cấp đê bối

Trong bất kỳ mọi trường hợp, đê bối luôn được phân cấp V.

PHÂN CẤP ĐÊ XÂY DỰNG 15

Đoạn đê kết hợp làm đường giao thông theo quy định tại Điều 28 Luật Đê điều có tính toán xác định tải trọng thiết kế, cho phép xe cơ giới đi trên đê theo tải trọng thiết kế được phê duyệt.

Đoạn đê chưa có tính toán xác định tải trọng cho phép xe cơ giới đi trên đê nhưng mặt đê đã được cứng hóa bằng bê tông hoặc rải nhựa, cho phép xe cơ giới đi trên đê có tổng tải trọng không vượt quá 12 tấn.

Đoạn đê không thuộc hai trường hợp trên thì cho phép xe cơ giới đi trên đê có tổng tải trọng không vượt quá 10 tấn.

Đê điều là một trong những công trình thủy lợi mang tính quốc gia. Công tác xây dựng, thiết kế và phân cấp được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Căn cứ vào Thông tư 06/2021TT-BXD mà đê được chia thành 6 loại. Bao gồm: Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng. Và phân thành các cấp: Cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV, cấp V, cấp đặc biệt. Trong đó, mỗi loại đê sẽ được phân cấp hoặc gia giảm cấp độ đê tùy vào các tiêu chí khác nhau.

Trên đây là tất cả các thông tin quy định về phân loại và phân cấp đê mới nhất mà Phú Thành Phát cập nhật và chia sẻ với bạn. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về đê điều, các công trình thủy lợi hoặc nhận tư vấn vải địa kỹ thuật, rọ đá gia cố đê kè. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc và tư vấn báo giá ưu đãi nhất cho bạn.


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact