Mục lục
Như đã biết, vải địa kỹ thuật được ứng dụng rất nhiều trong công tác gia cố nền đường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vải địa kỹ thuật còn được ứng dụng trong các công tác gia cố mái dốc. Giúp mái dốc được ổn định. Vậy phương pháp thi công gia cố mái dốc bằng vải địa có gì quan trọng? Mái dốc tại sao phải cần được gia cố bằng vải địa? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về phương pháp này nhé!
Để thuận lợi cho việc ứng dụng giải pháp dùng vải địa gia cường ổn định mái dốc đứng. Cần đảm bảo bước đầu xây dựng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu cơ lý của đất với chiều cao mái dốc. Vải địa gia cố sẽ được lựa chọn dựa trên tiêu chí các thông số và kiểm nghiệm kết quả thông qua yêu cầu công trình thực tế.
Bố trí vị trí trải vải địa
Để có thể xác định đúng khoảng cách giữa các lớp cốt, cần xét dựa trên các tiêu chuẩn sau:
- Phát huy tối đa khả năng chịu kéo của vải.
- Sử dụng kết hợp lưới địa kỹ thuật làm cốt gia cường
- Sử dụng công nghệ thi công đắp đầm chặt từng lớp đất
- Chọn 1 trong các cách bố trí sau để tiện thi công và cắt vải:
- Bố trí đều nhau trong phạm vi chiều mái dốc
- Bố trí đều nhau thưa trong phạm vi của nửa trên của mái dốc
- Bố trí đều nhau gần trong phạm vi nửa dưới của mái dốc
Xác định thông số chọc thủng
Để đảm bảo khả năng chịu lực hiệu quả. Vải địa kỹ thuật phải đảm bảo không bị chọc thủng trong quá trình thi công. Điển hình là các vật sắc nhọn như sỏi, đá và vật cứng xuyên thủng hoặc lớp đất đắp không đủ dày trong khi đổ đất. Với những trường hợp như vậy, chiều dày thiết kế tối thiểu của lớp đắp cần phải được duy trì trong suốt quá trình thi công. Để ngăn ngừa vải bị chọc thủng trong thi công, người ta thường tính toán các thông số sau để xác định tính kháng chọc thủng sau:
- Chiều dày lớp đất đắp đầu tiên trên mặt vải, phụ thuộc vào giá trị CBR của đất nền bên dưới lớp vải địa.
- Sự hiện hữu của vật cứng, sỏi, đá trong đất đắp đặc biệt là đối với đất lẫn sạn sỏi.
- Loại thiết bị thi công, tải trọng và diện tích tiếp xúc của bánh xe và từ đó gây ra áp lực tác dụng tạo cao trình mặt lớp vải.
Thi công gia cố mái dốc bằng vải địa kỹ thuật
Trình tự thi công các mái dốc thông thường gồm các bước như sau:
- Chuẩn bị mặt bằng móng
- Dựng giá đỡ tạm theo góc mặt mái dốc theo yêu cầu
- Đào và đặt lớp cốt đáy với một đoạn thừa ra ngoài mặt mái dốc để bọc cuốn và lật trở lại phía trong vào trong đất đắp
- Đắp và đầm nén trên cốt phù hợp với các chỉ cơ lý thiết kế
- Cuốn phần cuối của cốt lật trở lại vào trong đất đắp để bọc cuộn đất
- Kéo căng phần cốt bọc cuộn để giữ chặt mặt mái dốc
Kết luận
Vải địa kỹ thuật được ứng dụng trong công tác gia cố mái dốc cực kỳ phổ biến. Không chỉ giúp mái dốc được bền vững, chống xói mòn mà còn giúp tăng hiệu quả chống đỡ khi kết hợp với geocell. Để có thể biết thêm nhiều thông tin về công tác gia cố mái dốc bằng vải địa hoặc nhận báo giá vải địa tốt nhất. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc và gửi báo giá sớm nhất cho bạn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Lưới rọ đá là gì? Phân biệt lưới rọ đá và lưới B40
Mục lụcLưới rọ đá là gì?Lưới B40 là gì?Phân biệt lưới rọ đá…
–
Rọ đá, thảm đá 2 vách ngăn – Ưu điểm vách ngăn trong thiết kế thảm đá
Mục lụcRọ đá, thảm đá 2 vách ngănCông dụng vách ngăn trong thiết…
–
Thông số độ dày vải địa kỹ thuật PR
Mục lụcĐộ dày vải đkt là gì?Thông số độ dày danh định vải…