Mục lục
Vải địa kỹ thuật là một trong những sản phẩm vật liệu địa kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt là vải địa kỹ thuật không dệt. Vậy các loại vải địa kỹ thuật không dệt gồm bao nhiêu loại? Những ứng dụng nào trong thực tiễn sẽ sử dụng vải địa không dệt? Cùng Phú Thành Phát khám phá ngay nhé!
Vải địa kỹ thuật không dệt là gì?
Vải địa không dệt là vải được cấu tạo bằng các sợi nhựa Polymer tổng hợp. Được liên kết với nhau bằng phương pháp xuyên kim hoặc ép nhiệt. Vải địa không dệt có kích thước lỗ vải đồng đều, khít nhau. Có khả năng thoát nước theo phương dọc và phương ngang. Có lực kéo đứt <30kN/m, độ giãn dài >40% so với kích thước ban đầu.
Các ứng dụng của vải địa không dệt trên thực tiễn
Với chức năng chịu lực tốt và có khả năng thoát nước. Vải địa kỹ thuật không dệt được ứng dụng với nhiều mục đích và chức năng khác nhau trong lĩnh vực xây dựng.
Dùng làm lớp phân cách
Thông thường, vải địa không dệt được ưu tiên ứng dụng trong các trường hợp làm lớp phân cách. Đóng vai trò làm lớp đệm giữa hai lớp vật liệu, có hệ số hạt khác nhau. Giúp ngăn cách không cho hai loại vật liệu trộn lẫn vào nhau. Tránh tình trạng đất đắp bị thất thoát và không đủ độ cứng khi thi công.
Làm tầng lọc nước
Các công trình đường giao thông thường được thiết kế trải một lớp vải địa kỹ thuật bên dưới nền hạ trước khi bơm cát, hoặc san lấp. Ở trong trường hợp này, lớp vải địa có chức năng làm tầng lọc giúp nước đi qua. Đồng thời giữ lại tạp chất như cát mịn, đá sỏi. Tạo vật liệu ngăn mạch nước ngầm gây xói mòn cục bộ dẫn đến sụt lún nền đường. Ngoài ra, chức năng này của vải địa không dệt cũng được sử dụng trong các công trình kè sông, kè biển hay đường ống nước.
Dùng lọc ngược nước
Vải địa kỹ thuật không dệt cũng được dùng để lọc ngược nước. Cách này giúp tăng khả năng thoát nước của nền đất theo phương ngang đối với những khu vực công trình có nền đất thấm nước kém.
Gia cố nền đất
Nhờ vào cường độ chịu kéo, cũng như tính năng kháng thủng CBR. Trong quá trình gia cố nền đất, nền móng, vải địa giúp gia cường, ổn định nền đất đắp. Từ đó gia tăng tuổi thọ cho nền đường.
Làm lớp lót bảo vệ màng HDPE
Trong một số dự án, vải địa kỹ thuật không dệt còn được sử dụng với chức năng làm lớp lót bảo vệ màng chống thấm HDPE. Không chỉ giúp gia tăng khả năng chống thấm của màng HDPE mà còn giúp bảo vệ màng tránh các sự xâm nhập rủi ro từ nền đất khi sử dụng. Ngoài ra, vải còn có thể dùng làm lớp phủ trong các bãi xỉ tro than nhiệt điện ở các nhà máy nhiệt điện như Vĩnh Tân, Duyên Hải,…
Các loại vải địa không dệt hiện nay
Hiện nay, nhà máy Phú Thành Phát đang sản xuất rất nhiều loại vải địa không dệt PR với nhiều chủng loại và thông số khác nhau. Dựa trên tiêu chí cấu tạo và chủng loại, ta chia vải địa Pr làm 2 nhóm:
- Phân loại dựa trên cường lực vải: Bao gồm các loại vải có cường lực khác nhau như PR7, PR9, PR11, PR12, PR15, PR17,…
- Phân loại dựa trên độ dày vải: Bao gồm các loại vải như vải không dệt PR loại phổ thông, vải không dệt PR loại D, vải không dệt PR loại thiết kế riêng theo dự án.
Phân loại dựa trên cường lực vải
Là loại vải địa PR được phân loại dựa trên thông số cường độ chịu kéo của vải. Ví dụ:
- Vải địa PR có cường độ chịu kéo 12kN/m -> Vải không dệt PR12.
- Vải địa PR có cường độ chịu kéo 25kN/m -> Vải không dệt PR25.
Thông số của vải địa kỹ thuật PR được đánh giá là đạt chỉ tiêu chất lượng phù hợp với bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và tiêu chuẩn quốc tế (ASTM/BS).
Thông số vải địa không dệt PR12; PR25
Bảng thông số vải địa không dệt PR12; PR25
Chỉ tiêu | Tiêu chuẩn ASTM | Tiêu chuẩn TCVN | Đơn vị | PR12 | PR25 |
---|---|---|---|---|---|
Cường độ chịu kéo | ASTM D 4595 | TCVN 8485 | kN/m | 12 | 25 |
Độ giãn dài khi đứt | ASTM D 4595 | TCVN 8485 | % | 40/65 | 50/80 |
Sức kháng thủng CBR | ASTM D 6241 | TCVN 8871-3 | N | 1900 | 4000 |
Lưu lượng thấm | BS 6906-3 | TCVN 8487 | l/m2/sec | 140 | 60 |
Kích thước lỗ O90 | ASTM D 4751 | TCVN 8871-6 | micron | 110 | 70 |
Trọng lượng đơn vị | ASTM D 5261 | TCVN 8221 | g/m2 | 155 | 315 |
Chiều dài | – | – | m | 225 | 100 |
Chiều rộng | – | – | m | 4 | 4 |
Phân loại dựa trên độ dày vải
Mặc dù độ dày vải có ảnh hưởng đến cường lực chịu kéo của vải. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như vải địa không dệt PR loại D hoặc vải địa PR thiết kế theo dự án sẽ có yêu cầu tỷ lệ độ dày vải đặc biệt hơn so với loại vải không dệt thông thường. Phân loại này được chia làm 3 nhóm: Loại phổ thông (thông số và độ dày thông thường), loại D (có thông số tương đương với vải không dệt nhập khẩu có độ dày cao), loại thiết kế theo dự án (thông số và độ dày đặc biệt theo hồ sơ thiết kế).
Ví dụ cụ thể với vải địa không dệt PR12:
- Vải địa PR12 loại phổ thông có cường độ chịu kéo là 12kN/m với độ dày là 1.2mm
- Vải địa PR12 loại D có cường độ chịu kéo là 12kN/m với độ dày là 1.6mm
- Vải địa PR12 loại thiết kế theo dự án có cường độ chịu kéo là >=12kN/m với độ dày là 1.4mm
So sánh thông số 3 loại vải PR12
Bảng so sánh thông số 3 loại vải địa không dệt PR12
Chỉ tiêu | Tiêu chuẩn ASTM | Tiêu chuẩn TCVN | PR 12 | PR 12D | PR 12A |
---|---|---|---|---|---|
Cường độ chịu kéo (kN/m) | ASTM D 4595 | TCVN 8485 | 12 | 12 | ≥12 |
Cường độ kéo giật (N) | ASTM D 4632 | TCVN 8871-1 | 690 | 750 | ≥800 |
Độ giãn dài khi đứt (%) | ASTM D 4595 | TCVN 8485 | 40/65 | 40/65 | ≤15 |
Sức kháng thủng CBR (N) | ASTM D 6241 | TCVN 8871-3 | 1900 | 1900 | ≥1900 |
Hệ số thấm | BS 6906-3 (PR12) ASTM D 4491 (PR 12D, PR 12A) | TCVN 8487 | 140 (l/m2/sec) | 30×10-4 (m/s) | ≥1.2 (s-1) |
Kích thước lỗ biểu kiến (micron) | ASTM D 4751 | TCVN 8871-6 | 110 (O90) | 125 (O95) | <0.125 (O95-mm) |
Trọng lượng đơn vị (g/m2) | ASTM D 5261 (PR 12; PR 12A) ASTM D 3776 (PR 12D) | TCVN 8221 | 155 | 175 | 175 |
Chiều dài (m) | – | – | 225 | 225 | 225 |
Chiều rộng (m) | – | – | 4 | 4 | 4 |
Độ dày (m) | ASTM D 5199 | TCVN 8220 | 1.2 | 1.6 | 1.4 |
Lý do nên chọn vải địa kỹ thuật PR
Vải địa PR là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật đạt đầy đủ các chỉ tiêu hiện hành. Vải địa PR luôn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng. Quy trình sản xuất và kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đến tay khách hàng. Chất lượng và giá cả luôn được đảm bảo. Phú Thành Phát cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất,. Luôn có các mức giá ưu đãi theo từng thực tế công trình. Nếu có nhu cầu cần mua vải địa kỹ thuật không dệt hoặc các thông tin về các sản phẩm khác. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Tiêu chuẩn ASTM D4751 – Xác định kích thước lỗ biểu kiến VĐKT
Mục lụcLỗ biểu kiến vải địa kỹ thuật là gì?Tiêu chuẩn ASTM D4751Tiêu…
–
Vải địa kỹ thuật kết hợp bấc thấm? Vì sao dùng VĐKT bọc lõi bấc thấm?
Mục lụcCấu tạo bấc thấmVì sao vải địa kỹ thuật được ứng dụng…
–
Tiêu chuẩn dây thép mạ kẽm thông dụng TCVN 2053:1993
Mục lụcTiêu chuẩn TCVN 2053:1993Nội dung tiêu chuẩn TCVN 2053:1993Kích thước và yêu…