Mục lục
Bấc thấm là loại vật liệu được ứng dụng chủ yếu trong công tác thi công xử lý nền đất yếu. Tiêu chuẩn 9355:2012 là tiêu chuẩn được áp dụng cho hạng mục này. Vậy thi công nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước theo tiêu chuẩn TCVN 9355:2012 được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung này thông qua bài viết được chia sẻ ngay bên dưới nhé!
Bấc thấm là gì?
Bấc thấm là một dải băng có tiết diện hình chữ nhật, lõi Polypropylene có tiết diện hình bánh răng hoặc hình dẫn ống kim, bên ngoài được bọc vỏ lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt. Bấc thấm được dùng để dẫn nước từ dưới nền đất yếu lên tầng đêm cát phía trên và thoát ra ngoài. Nhờ đó tăng tốc độ cố kết, tăng nhanh sức chịu tải do thay đổi một số chỉ tiêu cơ lý cơ bản (C, φ) của đất yếu.
Ứng dụng của bấc thấm
Bấc thấm thoát nước được dùng để gia cố nền đất yếu cho các loại công trình sau:
- Xây dựng nền đường trên đất yếu (nền đường đắp) để tăng nhanh tốc độ cố kết và tăng nhanh cường độ của đất yếu. Đảm bảo ổn định nền đắp và hạn chế độ lún trước khi làm kết cấu áo đường;
- Tôn nền trên đất yếu (nền đắp) để làm mặt bằng chứa vật liệu, xây dựng các kho chứa một tầng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp loại nhỏ có tải trọng phân bố trên diện rộng (sau khi nền đã lún đến ổn định).
Tiêu chuẩn TCVN 9355:2013
TCVN 9355:2013 được biên soạn trên cơ sở tham khảo 22 TCN 244-1998, 22 TCN 236-1997 và TCXD 245:2002 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9355:2013 do Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải chủ trì biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính toán thiết kế, trình tự thi công, kiểm tra và nghiệm thu bấc thấm thoát nước trong gia cố nền đất yếu.
Thi công bấc thấm gia cố nền đất yếu theo TCVN 9355:2012
Tiêu chuẩn bấc thấm gia cố nền đất yếu
Vật liệu bấc thấm phải đạt các đặc trưng kỹ thuật yêu cầu trong bảng 1 và:
– Bề rộng của bấc thấm phải phù hợp với thiết bị cắm bấc thấm;
– Đường kính tương đương của bấc thấm không nhỏ hơn 50mm.
Bảng 1 – Các đặc trưng kỹ thuật yêu cầu của bấc thấm
Chỉ tiêu | Mức | Tiêu chuẩn |
---|---|---|
Bấc thấm | ||
Lực kéo đứt (N) | > 1.6 | ASTM D4595 |
Độ giãn dài kéo đứt (%) | > 20 | ASTM D4595 |
Độ giãn dài kéo giật với lực 0.5kN (%) | < 10 | TCVN 8871-1 |
Khả năng thoát nước tại áp lực 10kPa với I = 0.5m3/s | từ 80 đến 140×10-6 | ASTM D4716 |
Khả năng thoát nước tại áp lực 300kPa với I = 0.5m3/s | từ 60 đến 80×10-6 | ASTM D4716 |
Vỏ bấc thấm | ||
Lực xé rách hình thang (N) | > 100 | TCVN 8871-2 |
Áp lực kháng bục (kPa) | > 900 | TCVN 8871-5 |
Lực kháng xuyên thủng thanh (N) | > 100 | TCVN 8871-4 |
Hệ số thấm (m/s) | > 1.4×10-4 | ASTM D4491 |
Kích thước lỗ biểu kiến (mm) | > 0.075 | TCVN 8871-6 |
Quy trình thi công cắm bấc thấm
– Định vị tất cả các điểm cần cắm bấc thấm bằng máy đo đạc thông thường theo hàng dọc và hàng ngang đúng với đồ án thiết kế. Đánh dấu vị trí định vị (thực hiện cho từng ca máy);
– Đưa máy cắm bấc thấm vào vị trí theo đúng hành trình đã được vạch ra ở sơ đồ di chuyển làm việc. Xác định vạch xuất phát trên trục tâm để tính chiều dài bấc thấm được cắm vào đất. Kiểm tra độ thẳng đứng của trục tâm theo dây dọi treo hoặc con lắc đặt trên giá.
– Lắp bấc thấm vào trục tâm. Điều khiển máy đưa đầu trục tâm đến vị trí đặt bấc. Gắn đầu neo vào đầu bấc thấm với chiều dài bấc được gập lại không nhỏ hơn 30cm. Ghim cố định bằng ghim thép.
– Cắm trục tâm đã được lấp bấc thấm đến độ sâu thiết kế. Tốc độ cắm đều, trong phạm vi từ 0.15m/s đến 0.6m/s.
– Kết thúc quá trình cắm bấc. Ghi lại lực cắm của máy cắm;
– Kéo trục tâm lên (đầu neo được giữ lại trong đất);
– Khi trục tâm được kéo lên hết, tiến hành dùng kéo cắt đứt bấc thấm. Sao cho phần bấc thấm nhô lên trên lớp đệm cát không nhỏ hơn 0.2m khi sử dụng tầng đệm cát thoát nước.
– Gập phần bấc thấm nhô lên trên lớp đệm cát. Tránh để cho vật liệu xâm nhập vào bấc thấm.
– Phủ kín đầu bấc thấm bằng cát thoát nước (không đắp trực tiếp đất loại sét lên đầu bấc thấm).
– Quá trình được bắt đầu lại từ đầu đối với một vị trí cắm bấc tiếp theo.
Một số lưu ý trong quá trình thi công
Trong quá trình thi công, nếu hết một cuộn bấc thấm thì cho phép được nối bấc thấm với cuộn tiếp theo. Khi nối, hai đầu bấc thấm phải chồng lên nhau, không nhỏ hơn 0.3m. Được ghim chặt bằng ghim thép. Để đảm bảo kiểm soát chất lượng về tính liên tục của bấc thấm tại các vị trí nối bấc, trước khi thi công cắm bấc, phải tiến hành thiết kế và kiểm tra mối nối theo quy định tại bảng 1. Bao gồm lực kéo đứt và khả năng thoát nước tại áp lực 300kPA tại gradien thủy lực I = 0.5.
Trong trường hợp trên tầng đất yếu có một lớp tương đối cứng, máy cắm bấc thấm không cắm trục tâm xuyên qua được như trong hồ sơ thiết kế. Phải có biện pháp xử lý trước khi thi công đắp tầng đệm cát.
Trường hợp đang thi công bấc thấm chưa đến độ sâu nhưng gặp trở ngại không cắm tiếp được. Cần kịp thời xin ý kiến theo quy định để cho phép dừng tại đó. Và định vị trí ấn bấc thấm khu vực lân cận trong vòng 0.3m.
Sau khi cắm xong, phải dọn sạch các mảnh vụn bấc thấm và mọi chất thải khác rơi vãi trên mặt bằng. Sau đó tiến hành đắp lớp cát thoát nước tiếp theo nhằm phủ kín bấc thấm đến độ cao thiết kế.
Kết luận
Bấc thấm là loại vật liệu được ứng dụng chủ yếu trong công tác gia cố nền đất yếu. Tiêu chuẩn TCVN 9355:2013 là tiêu chuẩn Quốc Gia quy định về các hạng mục vật liệu và thi công bấc thấm cho công trình nền đất yếu.
Nếu có yêu cầu tư vấn về thi công bấc thấm theo tiêu chuẩn TCVN 9355:2013 cho công trình của bạn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất cho bạn ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Vải địa kỹ thuật PR đạt tiêu chuẩn BS 6906-3
Mục lụcLưu lượng thấm vải địa kỹ thuật là gì?Các yếu tố ảnh…
–
BS 6906-3 – Tiêu chuẩn xác định lưu lượng thấm vải địa kỹ thuật
Mục lụcTiêu chuẩn BS 6906-3 là gì?Nội dung chính của tiêu chuẩn BS…
–
Giải pháp lưới địa kỹ thuật gia cố công trình điện gió
Mục lụcCông trình điện gióĐiện gió là gì?Công trình điện gió là gì?Nguyên…