Mục lục
- Tiêu chuẩn TCVN 9842 là gì?
- Công tác nghiệm thu công trình gia cố nền đất yếu theo tiêu chuẩn TCVN 9842
- Kiểm tra trước khi thi công
- Kiểm tra trong quá trình thi công
- Lớp vải địa kỹ thuật phân cách
- Tầng đệm cát thoát nước ngang và hệ thống thoát nước bề mặt
- Công tác thi công cắm bấc thấm, hào kín khí hoặc tường kín khí
- Điều kiện địa chất công trình
- Hệ thống thiết bị quan trắc
- Ống hút nước ngang và ống hút chân không và bản thoát nước ngang
- Màng kín khí
- Độ kín khí khi gia tải hút chân không
- Lớp bù lún và đắp gia tải thêm
- Kiểm tra và nghiệm thu hoàn thành công trình theo TCVN 9842
- Kết luận
Nền đất yếu là một trong những nỗi lo ngại cho những công trình giao thông có yêu cầu cao về tải trọng trên nền địa chất yếu. Công tác thi công gia cố để đảm bảo khả năng chịu tải của toàn bộ công trình là rất quan trọng. Trước, trong và cả sau khi hoàn thành công trình, đều cần phải kiểm tra và nghiệm thu thật kỹ để tối thiểu nguy cơ rủi ro sụt lún, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Công tác này được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9842. Vậy nội dung chi tiết của tiêu chuẩn này là gì? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung này ở bài viết được chia sẻ ngay bên dưới nhé!
Tiêu chuẩn TCVN 9842 là gì?
Tiêu chuẩn TCVN 9842 : 2013 – Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông – Thi công và nghiệm thu – là tiêu chuẩn Quốc Gia do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu hạng mục ứng dụng cố kết nền đất yếu bằng phương pháp hút chân không có sử dụng màng kín khí.
Công tác nghiệm thu công trình gia cố nền đất yếu theo tiêu chuẩn TCVN 9842
Kiểm tra trước khi thi công
Kiểm tra thiết bị, vật liệu, mặt bằng thi công theo hồ sơ thiết kế (trong nhà máy và trước khi đưa vào sử dụng ngoài công trường).
Kiểm tra trong quá trình thi công
Lớp vải địa kỹ thuật phân cách
Kiểm tra chất lượng của vải địa kỹ thuật theo tần suất 10.000m2/mẫu. Khi thay đổi lô hàng đưa đến công trường phải thí nghiệm một mẫu.
Khối lượng kiểm tra đường may mối nối vải địa kỹ thuật trung bình 1.000m dài/mẫu.
Kiểm tra cao độ trải vải địa kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế.
Tất cả các công tác kỹ thuật và chỉ tiêu đáp ứng thí nghiệm đều phải dựa trên các tiêu chuẩn Quốc Gia hiện hành.
Tầng đệm cát thoát nước ngang và hệ thống thoát nước bề mặt
Kiểm tra chất lượng cát đến công trường.
Kiểm tra chiều dày, cao độ của tầng đệm cát theo hồ sơ thiết kế.
Kiểm tra chất lượng của cát thoát nước theo tần suất 500m3/mẫu.
Kiểm tra độ chặt của tầng đệm cát theo hồ sơ thiết kế.
Kiểm tra hệ thống thoát nước bề mặt bề kích thước hình học theo hồ sơ thiết kế.
Công tác thi công cắm bấc thấm, hào kín khí hoặc tường kín khí
Trong quá trình thi công cắm bấc thấm, đối với mỗi lần cắm bấc thấm đều phải kiểm tra các nội dung sau:
– Vị trí cắm bấc thấm;
– Kiểm tra qua phương thẳng đứng của trục tâm so với dây dọi;
– Chiều dài bấc thấm;
– Phần bấc thấm thừa ra trên mặt tầng đệm cát;
– Kết quả lực cắm của từng vị trí cắm bấc thấm tại thời điểm dừng cắm bấc thấm.
Kiểm tra chất lượng của bấc thấm theo tần suất 10.000m dài/mẫu. Khi thay đổi lô hàng đưa đến công trường phải thí nghiệm một mẫu. Ngoài ra, phải ghi lại chiều dài mỗi cuộn bấc và quan sát bằng mắt để phát hiện bất thường.
Kiểm tra kích thước các đầu neo, ghim thép và các thao tác thử dụng cụ ghim thép. Mỗi ca máy kiểm tra một lần.
Kiểm tra hào kín khí về kích thước hình học, vật liệu đắp trong hào kín khí theo hồ sơ thiết kế.
Kiểm tra tường kín khí về vật liệu, kích thước theo hồ sơ thiết kế. Đối với vật liệu sét làm tường kín khí, kiểm tra thành phần hạt, hệ số thấm quy định với tần suất 250m3/mẫu.
Điều kiện địa chất công trình
Để đánh giá được hiệu quả của xử lý nền, việc lựa chọn vị trí khoan lấy mẫu, thí nghiệm hiện trường, chiều sâu lấy mẫu, thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của mẫu khoan và thí nghiệm hiện trường phải phù hợp với hồ sơ khảo sát của giai đoạn thiết kế. Bao gồm các nội dung sau:
a) Khoan lấy mẫu và thí nghiệm mẫu
– Khoan xoay để lấy mẫu nguyên trạng và mẫu không nguyên trạng theo chiều sâu theo TCVN 9437.
– Thí nghiệm mẫu nguyên trạng để đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cơ lý của nền đất. Thông qua các thí nghiệm: độ ẩm tự nhiên; độ sệt; khối lượng thể tích tự nhiên; hệ số rỗng; sức kháng cắt; áp lực tiền cố kết và hệ số cố kết… (phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của nền đất theo quy định của hồ sơ thiết kế).
Thí nghiệm mẫu không nguyên dạng để đánh giá sự thay đổi trạng thái của nền đất tại từng độ sâu.
b) Thí nghiệm hiện trường
– Xuyên tĩnh đo áp lực nước lỗ rỗng CPTu để đánh giá sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng, sức kháng xuyên đầu mũi, sức kháng ma sát của đất nền tại từng độ sâu.
– Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT trong hố khoan để đánh giá sự thay đổi trạng thái của đất nền tại từng độ sâu.
– Thí nghiệm cắt cánh trong hố khoan để đánh giá sự thay đổi sức kháng cắt không thoát nước của nền đất tại từng độ sâu.
Quá trình thực hiện công tác này sau khi thi công cắm bấc thấm và trước khi thi hệ thống thoát nước ngang.
Hệ thống thiết bị quan trắc
– Kiểm tra vị trí, chiều sâu lắp đặt.
– Kiểm tra thiết bị trước khi lắp đặt và hoạt động của thiết bị sau khi hoàn thành lắp đặt.
– Kiểm tra các số liệu ban đầu (trạng thái 0).
Ống hút nước ngang và ống hút chân không và bản thoát nước ngang
Kiểm tra khoảng cách, chiều sâu bố trí hệ thống ống hút nước ngang và ống hút chân không.
Kiểm tra chất lượng của vỏ lọc ống hút nước ngang và ống hút chân không.
Kiểm tra chất lượng và mối nối của bản thoát nước ngang.
Kiểm tra mối nối các ống hút nước ngang, ống hút chân không và độ kín của hệ thống ống thông qua quá trình bơm thử kín khí.
Màng kín khí
Kiểm tra chất lượng của màng kín khí theo tần suất 10.000m2/mẫu. Khi thay đổi lô hàng đưa về công trường phải thí nghiệm một mẫu.
Kiểm tra quan sát bằng mắt trong quá trình rải màng kín khí.
Kiểm tra bằng mắt thường các mối hàn và mối dán tại các vị trí có lỗi hoặc mối nối màng kín khí.
Kiểm tra độ kín khí sau khi xử lý các vị trí lỗi thông qua quá trình bơm hút thử kín khí.
Độ kín khí khi gia tải hút chân không
Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy bơm.
Kiểm tra sự duy trì của áp lực chân không trong quá trình ra tải.
CHÚ THÍCH: trong quá trình gia tải hút chân không chờ lún, áp lực chân không tại vị trí nào đó bị giảm cần phải kiểm tra nguyên nhân đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
Trong quá trình gia tải hút chân không thường xuyên quan trắc đồng hồ áp lực, nếu bị giảm áp phải tiến hành kiểm tra tìm nguyên nhân để khắc phục.
Lớp bù lún và đắp gia tải thêm
Kiểm tra lớp bù lún và đắp gia tải thêm theo hồ sơ thiết kế. Bao gồm:
Chất lượng vật liệu lớp bù lún.
Chiều dày, cao độ của lớp bù lún.
Độ chặt của lớp bù lún.
Kiểm tra và nghiệm thu hoàn thành công trình theo TCVN 9842
Công tác trước nghiệm thu
Tự kiểm tra chất lượng các hạng mục thi công theo các quy định kiểm tra – nghiệm thu trước và trong quá trình thi công.
Nhà thầu chuẩn bị đầy đủ và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo đúng các thủ tục về quản lý dự án. Trong đó đặc biệt phải chú ý đến các biên bản kiểm tra nghiệm thu các hạng mục ẩn dấu và các biên bản kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công.
Phải dọn sạch sẽ hiện trường thi công sau khi hoàn thành.
Kiểm tra sau khi thi công
Sau khi kết thúc thi công xử lý nền, ngoài kết quả độ cố kết tính toán theo quy định của hồ sơ thiết kế, phải tiến hành đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu cơ lý của nền đất trước và sau khi xử lý của khu vực xử lý.
Thời gian thực hiện công tác này nên tiến hành sau khi thi công dỡ tải khoảng 3 ngày đến 5 ngày.
Theo từng khu vực xử lý, tùy thuộc điều kiện địa chất công trình và kết quả quan trắc để lựa chọn các vị trí và khối lượng lỗ khoan lấy mẫu thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường.
Để đánh giá được hiệu quả của xử lý nền, việc lựa chọn vị trí khoan lấy mẫu, thí nghiệm hiện trường, chiều sâu lấy mẫu, thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của mẫu khoan và thí nghiệm hiện trường phải phù hợp với kiểm tra trước xử lý. Bao gồm các nội dung sau:
a) Khoan lấy mẫu và thí nghiệm mẫu
– Khoan xoay để lấy mẫu nguyên trạng và mẫu không nguyên trạng theo chiều sâu theo TCVN 9437.
– Thí nghiệm mẫu nguyên trạng để đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cơ lý của nền đất thông qua các thí nghiệm: độ ẩm tự nhiên; độ sét; khối lượng thể tích tự nhiên; hệ số rỗng; sức kháng cắt; áp lực tiền cố kết và hệ số cố kết…
Thí nghiệm mẫu không nguyên dạng để đánh giá sự thay đổi trạng thái của nền đất tại từng độ sâu.
b) Thí nghiệm hiện trường
– Xuyên tĩnh đo áp lực nước lỗ rỗng CPTu để đánh giá sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng, sức kháng xuyên đầu mũi, sức kháng ma sát của đất nền tại từng độ sâu.
– Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT trong hố khoan để đánh giá sự thay đổi trạng thái của đất nền tại từng độ sâu.
– Thí nghiệm cắt cánh trong hố khoan để đánh giá sự thay đổi sức kháng cắt không thoát nước của nền đất tại từng độ sâu.
Công tác nghiệm thu theo giai đoạn – TCVN 9842
Trong quá trình thi công phải kiểm tra và nghiệm thu giai đoạn vừa hoàn thành trước khi chuyển giai đoạn thi công tiếp theo.
Kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công.
Kết quả kiểm tra các nội dung chưa đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế, phải yêu cầu nhà thầu bổ sung, sửa chữa cho đến khi kiểm tra đạt mới ra văn bản nghiệm thu.
Kiểm tra và nghiệm thu thi công
Công tác kiểm tra nội dung theo hồ sơ thiết kế các giai đoạn thi công bao gồm:
– Chuẩn bị thi công;
– Thi công lớp vải địa kỹ thuật ngăn cách;
– Thi công lớp đệm cát thoát nước ngang và hệ thống thoát nước bề mặt;
– Thi công cắm bấc thấm, hào kín khí hoặc tường kín khí (theo thiết kế);
– Thi công hệ thống thoát nước ngang và đồng hồ đo áp lực chân không;
– Thi công nghệ thống quan trắc;
– Thi công lớp màng kín khí;
– Thi công hệ thống gia tải chân không;
– Thi công lớp bù lún và gia tải thêm;
– Kết thúc chạy chân không và dỡ tải;
– Kết quả đánh giá hiệu quả kiểm tra trước và sau xử lý.
Việc nghiệm thu hạng mục công trình cố kết hút chân không phải thực hiện theo các quy định hiện hành.
Kết luận
Việc gia cố nền đất yếu và bước quan trọng và cần thiết nhất trong quá trình xây dựng công trình có tải trọng lớn như công trình giao thông, cơ sở hạ tầng,… Không chỉ nắm giữ vai trò quyết định độ bền mà còn giúp hạn chế rủi ro tối đa cho các công trình giao thông trên nền địa chất yếu. Đặc biệt là các công trình cầu cảng,… Vì vậy, trong, trước và sau khi hoàn thành công trình cần phải đặc biệt kiểm tra và nghiệm thu thật kỹ theo tiêu chuẩn TCVN 9842 để giúp công trình được bền vững và an toàn hơn trong quá trình sử dụng.
Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn có thể nắm được một số thông tin cơ bản về nội dung công tác kiểm tra và nghiệm thu công trình gia cố nền đất yếu theo TCVN 9842. Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần cung cấp vật tư, vải địa kỹ thuật, bấc thấm,… để gia cố công trình của bạn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất cho bạn ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Xử lý nền đất yếu bằng biện pháp gia tải trước kết hợp bấc thấm
Mục lụcGia tải nén trước là gì?Bấc thấm kết hợp gia tải nén…
–
Giải pháp gia cố nền đất yếu hiệu quả bằng lưới địa kỹ thuật
Mục lụcVì sao sử dụng lưới địa kỹ thuật làm giải pháp gia…
–
Sức kháng thủng CBR vải địa kỹ thuật GT đạt ASTM D6241
Mục lụcTiêu chuẩn ASTM D6241 là gì?Sức kháng thủng CBR VĐKT GT đạt…