Chào mừng bạn đến với website của Phú Thành Phát

Ứng dụng màng chống thấm HDPE trong công trình thủy lợi

Ứng dụng màng chống thấm HDPE trong công trình thủy lợi

Màng HDPE được ứng dụng làm vật liệu chống thấm cho các công trình thủy lợi. Được quy định theo tiêu chuẩn 11322:2018. Một số ứng dụng của HDPE chống thấm trong công trình thủy lợi bao gồm: Chống thấm đập đất, chống thấm kênh mương, chống thấm ao hồ,… Vậy bạt HDPE được dùng trong những ứng dụng này có yêu cầu về tiêu chuẩn nào? Lựa chọn bạt cho những trường hợp này ra sao? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về vấn đề này thông qua nội dung được chia sẻ ở bài viết bên dưới nhé!

Màng HDPE ứng dụng cho công trình thủy lợi được quy định theo tiêu chuẩn 11322:2018 – Công trình thủy lợi – Màng chống thấm HDPE – Thiết kế, thi công, nghiệm thu. Màng chống thấm HDPE được quy định trong tiêu chuẩn này chỉ có tính năng chống thấm (hoặc ngăn chặn thẩm thấu chất ô nhiễm) cho công trình.

Chiều dày màng chống thấm HDPE khi sử dụng trong công trình thủy lợi được lựa chọn dựa vào điều kiện thi công, tính chất vật liệu đất và thỏa mãn yêu cầu trong Bảng 1.

Bảng 1 – Chiều dày tối thiểu màng chống thấm HDPE trong công trình thủy lợi

Loại công trìnhChiều dày tối thiểu (mm
Công trình tạm thời0,25
Công trình sử dụng lâu dài0,5

Lưu ý: Khi lựa chọn màng chống thấm HDPE, các tính chất cơ lý và kích thước có thể tham khảo phụ lục* đi kèm ở cuối bài viết.

Sử dụng màng HDPE để chống thấm cho đập đất, đập đất đá hỗn hợp xây mới. Và nâng cấp sửa chữa mà vật liệu đắp có tính thấm mạnh.
Hình thức bố trí màng HDPE cho chống thấm đập đất bao gồm 3 vị trí:

  • Chống thấm ở thượng lưu có lớp phủ;
  • Chống thấm thượng lưu có lớp bảo vệ;
  • Chống thấm giữa thân đập.

Yêu cầu ứng dụng cụ thể được thể hiện qua bảng 1.

Bảng 1 – Hình thức bố trí màng chống thấm cho đập đất

Hình thức bố tríYêu cầu ứng dụngGhi chú
Xây dựng mớiSửa chữa
Chống thấm ở thượng lưu có lớp phủChiều dày lớp phủ không nhỏ hơn 3m
Chống thấm ở thượng lưu có lớp bảo vệ
Chống thấm ở giữa thân đập
HDPE công trình thủy lợi (2)
HDPE công trình thủy lợi (3)
HDPE công trình thủy lợi (4)

Yêu cầu tính toán

Khi thiết kế màng HDPE chống thấm cho đập đất cần thực hiện các nội dung tính toán sau:

Tính toán lựa chọn các thông số màng HDPE. Bao gồm: độ dày, hệ số thấm, cường độ chịu kéo, sức kháng thủng.

Tính hệ số thấm qua đập và nền đất để xác định đường bão hòa, gradien thấm, lưu lượng thấm.

Tính toán khả năng ổn định màng HDPE và lớp phủ phía trên (về trượt, đẩy nổi, chọc thủng)

Lưu ý: Các trường hợp tính toán phải áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 8216:2009.

Màng HDPE được ứng dụng để chống thấm cho kênh, mương đi qua vùng địa chất có tính thấm mạnh. Hoặc kênh vận chuyển nước có chứa chất thải, chất ô nhiễm.

Hình thức bố trí màng HDPE chống thấm cho kênh, mương được đặt tại các vị trí như:

  • Chống thấm kênh, mương không có lớp bảo vệ;
  • Chống thấm kênh, mương có lớp bảo vệ phía trên;
  • Chống thấm kênh, mương có vải địa kỹ thuật lót dưới;
  • Chống thấm kênh, mương có vải địa kỹ thuật lót trên, dưới và có lớp bảo vệ phía trên.
HDPE công trình thủy lợi (6)
HDPE công trình thủy lợi (5)

Lưu ý: 

  • Hình thức bố trí màng HDPE cho mái kênh, mương chỉ áp dụng khi nền đất có hệ số thấm nhỏ.
  • Bố trí màng chống thấm có vải đkt lót trên, dưới và có lớp bảo vệ phía trên chỉ được áp dụng cho trường hợp đặc biệt. Hoặc công trình có tính chất quan trọng, có ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và môi trường xung quanh.

Màng chống thấm HDPE được sử dụng để chống thấm cho ao, hồ trữ nước trên nền địa chất có tính thấm mạnh. Hoặc dùng trong các công trình ao, hồ chứa chất thải.

Phạm vi bên dưới màng HDPE phải thiết kế đồng bộ với hệ thống thoát khí và hệ thống tiêu thoát nước thấm. Giúp tránh hiện tượng đẩy ngược của nước và không khí lên màng chống thấm. 

HDPE công trình thủy lợi (7)

Hình thức bố trí màng chống thấm HDPE cho ao, hồ được thể hiện qua hình sau:

HDPE công trình thủy lợi (8)
HDPE công trình thủy lợi (9)

Tính chất cơ lý và kích thước một số màng HDPE trên thị trường

Bảng 2 – Tính chất cơ lý màng HDPE – loại thứ nhất

STTTính chấtTiêu chuẩnTrị số (thấp nhất)
1Chiều dày (mm)ASTM-D7510,270,450,680,901,351,802,252,7
2Khối lượng riêng (g/cm3)ASTM-D15050,940,940,940,940,940,940,940,94
3Chỉ số chảy dẻo (g/10min)ASTM-D12381,001,001,001,001,001,001,001,00
4Cường độ chịu kéo tại điểm đứt (kN/m)ASTM-D638 Dạng IV8,014,021,028,043,057,071,085
5Cường độ chịu kéo tại điểm uốn (kN/m)ASTM-D638 Dạng IV5,08,011,015,023,030,038,045
6Độ giãn dài tại điểm đứt (%)ASTM-D638 Dạng IV600700700700700700700700
7Độ giãn dài tại điểm uốn (%)ASTM-D638 Dạng IV1313131313131313
8Sức kháng xé (N)ASTM-D1004406593125187249311373
9Sức kháng thủng (N)ASTM-D48331051762633525307038811059
10Hàm lượng cacbon (%)ASTM-D16032,02,02,02,02,02,02,02,0

Bảng 3 – Tính chất cơ lý màng HDPE – loại thứ hai

STTTính chấtTiêu chuẩnTrị số (thấp nhất)
1Chiều dày (mm)ASTM-D7510,270,450,670,901,351,802,32,7
2Khối lượng riêng (g/cm3)ASTM-D15050,940,940,940,940,940,940,940,94
3Cường độ chịu kéo tại điểm đứt (kN/m)ASTM-D638 Dạng IV8,014,021,028,043,057,071,080
4Cường độ chịu kéo tại điểm uốn (kN/m)ASTM-D638 Dạng IV5,09,011,016,025,034,040,044
5Độ giãn dài tại điểm đứt (%)ASTM-D638 Dạng IV700700700700700700700700
6Độ giãn dài tại điểm uốn (%)ASTM-D638 Dạng IV1313131313131313
7Sức kháng xé (N)ASTM-D10044273100128210275330374
8Sức kháng thủng (N)ASTM-D4833105176264320480640820960
9Hàm lượng cacbon (%)ASTM-D16032,02,02,02,02,02,02,02,0

Bảng 4 – Tính chất cơ lý màng HDPE – loại thứ ba

STTTính chấtTiêu chuẩnTrị số (thấp nhất)
1Chiều dày (mm)ASTM-D7510,751,01,52,02,5
2Khối lượng riêng (g/cm3)ASTM-D15050,940,940,940,940,94
3Cường độ chịu kéo tại điểm đứt (kN/m)ASTM-D638 Dạng IV2027405367
4Cường độ chịu kéo tại điểm uốn (kN/m)ASTM-D638 Dạng IV1115222937
5Độ giãn dài tại điểm đứt (%)ASTM-D638 Dạng IV700700700700700
6Độ giãn dài tại điểm uốn (%)ASTM-D638 Dạng IV1212121212
7Sức kháng xé (N)ASTM-D100493138210275330
8Sức kháng thủng (N)ASTM-D4833240352540705890
9Hàm lượng cacbon (%)ASTM-D16032,02,02,02,02,0

Bảng 5 – Kích thước màng HDPE

Chiều dày (mm)Chiều rộng (m)Chiều dài (m)Diện tích (m2)Khối lượng (kg)Khối lượng đơn vị (kg/m2)
0,306,86700480213640,280
0,506,86423290213640,467
0,756,86282195313640,705
1,006,86211144713640,942
1,506,8614196713641,410
2,06,8610672713641,876
2,506,868558313642,340

Trong công trình thủy lợi, đặc biệt là các công trình quan trọng, trọng điểm. Khi thi công cần tuân thủ theo quy định được thể hiện trong tiêu chuẩn TCVN 11322:2018. Tiêu chuẩn này quy định về màng HDPE ứng dụng trong công trình thủy lợi. Nhằm đảm bảo đáp ứng khả năng hoạt động của màng. Đối với tiêu chuẩn này, màng HDPE chỉ có chức năng làm lớp phân cách và chống thấm. Tuy nhiên, cách lựa chọn và phương pháp bố trí, ứng dụng đều được yêu cầu thực hiện rất chi tiết và cụ thể.

Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ có được một số thông tin hữu ích về việc ứng dụng màng HDPE trong các công trình thủy lợi. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về sản phẩm màng HDPE. Vui lòng để lại thông tin liên hệ hoặc liên lạc trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn ngay khi nhận được thông tin!


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact