Mục lục
Đập tràn là một trong những đập được ứng dụng khá nhiều trong công tác chỉnh trị dòng. Chúng được thiết kế để thay đổi đặc điểm dòng chảy của nước. Vậy đập tràn là gì? Chúng có bao nhiêu phân loại thiết kế? Rọ đá được ứng dụng trong công trình đập tràn ra sao? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung này trong bài viết được chia sẻ bên dưới nhé!
Đập tràn là gì?
Đập tràn (low-head-damn) là công trình được thiết kế như một rào chắn ngang chiều rộng của một con sông nhằm làm thay đổi đặc điểm dòng chảy của nước và thay đổi độ cao của mực nước sông.
Đập tràn được sử dụng để kiểm soát dòng chảy của nước cho các cửa xã của ao, hồ chứa. Xả nước thừa từ thượng lưu về hạ lưu hoặc xả lượng nước thừa của lưu vực của sông bên cạnh. Thường được bố trí ở đầu mối công trình thủy.
Thông thường, ta hay lầm tưởng đập và đập tràn. Nhưng thực tế, đập được thiết kế để ngăn nước sau tường chắn. Còn đập tràn được thiết kế để thay đổi đặc điểm dòng chảy của sông.
Vai trò của đập tràn trong thủy lợi
- Đập tràn được sử dụng để ngăn ngừa lũ lụt và đo lưu lượng nước xả. Giúp thuyền có thể điều hướng trên sông được dễ dàng hơn.
- Đo lưu lượng nước, lưu lượng thể tích ở các dòng suối, dòng sông có quy mô từ nhỏ đến trung bình hoặc ở các địa điểm xả nước thải công nghiệp.
- Kiểm soát lũ lụt, chỉnh trị dòng. Kiểm soát lưu lượng dòng chảy của sông trong thời gian xả lũ lớn. Những đập tràn với mục đích này thường được bố trí ở thượng nguồn của thị trấn và được vận hành theo phương pháp tự động hoặc thủ công.
Phân loại đập tràn
Đập tràn có rất nhiều kết cấu thiết kế phù hợp cho nhiều nhu cầu mục đích ứng dụng khác nhau. Có một số nhóm phân loại chính dùng để phân loại đập tràn bao gồm:
- Phân loại đập tràn theo hình dạng cửa vào;
- Phân loại theo hình dạng kích thước và mặt cắt ngang đập tràn;
- Phân loại theo hình dạng đường viền ngưỡng tràn trên mặt bằng (hình dạng tuyến đập);
- Phân loại theo chế độ chảy.
Bảng 1 – Phân loại đập tràn
Phân loại | Kết cấu |
---|---|
Phân loại đập tràn theo hình dạng cửa vào | Đập tràn có cửa vào hình chữ nhật |
Đập tràn có cửa vào hình tam giác | |
Đập tràn có cửa vào hình thang | |
Đập tràn có cửa vào hình tròn | |
Đập tràn có cửa vào hình parabol | |
Đập tràn có cửa vào hình nghiêng | |
Phân loại theo hình dạng kích thước và mặt cắt ngang đập tràn | |
Đập tràn thành mỏng | Có mặt thượng lưu và hạ lưu của thân đập là các mặt phẳng song song với nhau. Đỉnh đập nằm ngang hoặc nghiêng về phía hạ lưu (mép vào không uốn cong) |
Đập tràn đỉnh rộng | Là đập tràn có chiều cao được thiết kế bất kỳ với mặt thượng và hạ lưu có hình dạng tùy ý.Đỉnh đập tràn được bố trí nằm ngang. |
Đập tràn có mặt cắt thực dụng | Là đập tràn có mặt cắt ngang thuộc dạng chuyển tiếp giữa đập tràn thành mỏng và đập tràn đỉnh rộng.Bao gồm 2 loại: có chân không và không có chân không |
– Có chân không | Là đập tràn có dòng chảy trên đập có áp suất dọc theo mặt đập là dương |
– Không có chân không | Là đập tràn có áp lực chân không ở đỉnh đập |
Phân loại theo hình dạng đường viền ngưỡng tràn trên mặt bằng | Đập tràn chính diện |
Đập tràn xiên | |
Đập tràn bên | |
Đập tràn gãy khúc | |
Đập tràn cong | |
Đập tràn kiểu giếng đứng/tròn khép kín/bán nguyệt | |
Phân loại theo chế độ chảy | Đập tràn chảy không ngập |
Đập tràn chảy ngập | |
Đập tràn ngang | |
Đập tràn không có co hẹp bên | |
Đập tràn có co hẹp bên | |
Đập tràn chảy qua lưới và lấy nước kiểu hành lang đáy |
Ngoài ra, trong từng phân loại sẽ được chia thành các phân loại nhỏ khác để ứng dụng phù hợp cho từng nhu cầu và địa hình mà đập được bố trí.
Ứng dụng rọ đá trong công trình đập tràn
Rọ đá là một trong những vật liệu địa kỹ thuật được ứng dụng rất nhiều trong các công trình thủy lợi hoặc các công trình yêu cầu có tường chắn trọng lực. Chiếm rất nhiều ưu điểm và lợi thế có thể kể đến như:
- Vật liệu cấu tạo đơn giản, thiết kế và thi công nhanh chóng.
- Tiết kiệm chi phí và tối ưu giải pháp kinh tế cho công trình đập tràn thủy lợi.
- Rọ có kết cấu bền vững với môi trường và đáp ứng mọi địa hình, địa chất.
- Có khả năng chịu lực cao, phân bố đều tải trọng cho cả công trình.
- Có chức năng gia cố, bảo vệ.
Trong thiết kế đập tràn, rọ đá có thể được sử dụng làm kết cấu thân đập hoặc đỉnh đập để dẫn nước và chỉnh trị dòng. Ngoài ra, có thể thiết kế thân đập có kết cấu cốt rọ đá để tăng khả năng chịu lực và giảm bớt chi phí thi công xây dựng cho phương pháp thân đập bê tông cốt thép thông thường. Bên cạnh đó, ứng dụng rọ đá cũng có thể giúp tăng vẻ đẹp cảnh quan, tạo thảm thực vật mới cho môi trường xung quanh đập.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về đập tràn. Ngoài ra, biết được một số ứng dụng của rọ đá trong công trình đập tràn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn. Vui lòng để lại thông tin liên hệ hoặc liên lạc trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Lưới rọ đá là gì? Phân biệt lưới rọ đá và lưới B40
Mục lụcLưới rọ đá là gì?Lưới B40 là gì?Phân biệt lưới rọ đá…
–
Rọ đá, thảm đá 2 vách ngăn – Ưu điểm vách ngăn trong thiết kế thảm đá
Mục lụcRọ đá, thảm đá 2 vách ngănCông dụng vách ngăn trong thiết…
–
Thông số độ dày vải địa kỹ thuật PR
Mục lụcĐộ dày vải đkt là gì?Thông số độ dày danh định vải…