Mục lục
Từ trước đến giờ chúng ta thường xuyên nghe qua phương pháp nối vải địa khi thi công bằng cách may nối 2 tấm vải lại với nhau. Liệu may vải địa kỹ thuật có giống với may vải may mặc thông thường không? Và loại chỉ nào được sử dụng làm chỉ may vải địa kỹ thuật? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Chỉ may vải địa kỹ thuật là gì?
Chỉ may vải địa kỹ thuật là loại chỉ có cấu tạo từ sợi polymer tổng hợp loại Polypropylene, polyamide hoặc polyester được sử dụng để may nối hai hay nhiều tấm vải địa kỹ thuật lại với nhau. Sau khi may nối bằng chỉ may, mối nối phải đạt chỉ tiêu theo tiêu chuẩn ASTM D 4884 với chỉ tiêu cường độ kéo mối nối phải đạt ít nhất 80%-90% cường độ kéo của vải (theo tiêu chuẩn ASTM D 4595). Cho nên điểm nối may sẽ may 2 đường song song với nhau. Ví dụ: vải địa PR12 có cường độ kéo là 12kN/m -> điểm mối nối phải đạt ít nhất 10kN/m.
Yêu cầu quan trọng nhất của chỉ may là khả năng chịu lực tốt và bền bỉ. Do đó, chỉ cần may tương thích. Sợi chỉ càng to càng hiệu quả, không quan trọng yêu cầu về thẩm mỹ hay màu sắc. Vì vậy, tùy vào mục đích sử dụng để chọn loại chỉ may có thành phần cấu tạo và màu sắc sao cho phù hợp nhất. Chỉ may vải địa thông thường sẽ có 2 loại: chỉ may thường và chỉ may nilon.
Chỉ may vải địa thường
Đây là loại chỉ may phổ biến vì có giá thành rẻ, cuộn chỉ nhỏ, phù hợp với yêu cầu của những dự án có quy mô nhỏ, không cần sử dụng quá nhiều chỉ để nối may.
Chỉ may vải địa nilon
Chỉ may vải địa nilon là loại chỉ có khả năng chịu lực và độ bền tốt hơn so với chỉ may thường. Chỉ có giá thành cao cuộn to hơn, phù hợp với các công trình có quy mô dự án lớn. Đặc biệt, đối với các dự án trọng điểm, đòi hỏi chất lượng đường may và cường lực mối nối cao sẽ yêu cầu chỉ may nilon và phải may 2 đường song song để đảm bảo khả năng chịu lực và độ bền của mối nối.
Kim may và máy may vải địa kỹ thuật
Kim may
Kim may được sử dụng để may nối vải là kim may bao. Được may trực tiếp với máy may. Phù hợp với tất cả các loại vải địa như vải địa dệt và vải địa không dệt. Tuy nhiên, đối với vải địa không có độ dày cao thì phải chọn máy may kết hợp có hiệu suất và lực may cao để đảm bảo khi may không bị gãy kim, giúp đường may được liền mạch và ổn định.
Máy may
Máy may vải địa còn có tên gọi là máy may bao là loại máy may có kết cấu đơn giản, nhỏ gọn được làm từ vật liệu thép không gỉ, có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt trong mọi điều kiện thi công. Được ứng dụng để may nối các mối nối nhằm liên kết các tấm vải địa kỹ thuật lại với nhau.
Kỹ thuật may vải địa kỹ thuật chuẩn nhất
Yêu cầu nối may
- Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester.
- Chỉ khâu vải phải là chỉ khâu chuyên dùng có đường kính từ 1mm đến 1,5mm, lực kéo đứt của 1 sợi chỉ không nhỏ hơn 40N.
- Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).
- Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5mm.
- Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7mm đến 10mm.
- Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (ASTM D 4884) >70% cường độ kéo vải (ASTM 4595).
- Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối >50% cường độ của vải theo chiều khổ; >70% chiều cuộn (ASTM D 4595).
Bảng 1 – Yêu cầu về chiều rộng chồng mí
Điều kiện đất nền | Chiều rộng chồng mí tối thiểu |
CBR > 2% hoặc su > 60kPa | 300mm ÷ 400mm |
1% ≤ CBR ≤ 2% hoặc 30 kPa ≤ su ≤ 60kPa | 600mm ÷ 900mm |
0,5% ≤ CBR < 1% hoặc 15kPa ≤ su < 30kPa | 900mm hoặc nối may |
CBR < 0,5% hoặc su < 15kPa | phải nối may |
Tất cả mối nối ở đầu cuộn vải | 900mm hoặc nối may |
Các dạng mối nối vải địa kỹ thuật
Bảng 2 – Một số dạng mối nối may của vải địa kỹ thuật
Ký hiệu | Loại đường may |
Đặc điểm | |
Sử dụng cho vải gia cường | |
DDT1 | Mối nối dạng hình bướm |
DDT2 | Mối nối cuộn chữ J |
DDT3 | Mối nối đan vào nhau |
DDT4 | Mối nối đơn hình chữ J |
DDT5 | Mối nối hình chữ Z |
SF2 | Mối nối hình chữ J |
Sử dụng cho vải phân cách | |
SSA-1 | Đường may đơn |
SSA-2 | Đường may đôi |
SSD-1 | Đường may bướm khóa đơn |
SSD-2 | Đường may bướm khóa đôi |
SSN-1 | Đường may chữ J khóa đơn |
SSN-2 | Đường may chữ J khóa đôi |
Xác định cường độ kéo tại mối nối
Cường độ kéo tại các mối nối nằm trên phương chịu kéo của vải địa phải thỏa mãn điều kiện kéo thiết kế. Với vải cường độ cao, mối nối may có thể không thỏa mãn cường độ kéo yêu cầu. Trong trường hợp này cần phải nối chồng mí ma sát. Chiều dài chồng mí được xác định như sau:
Mối nối chồng mí ma sát
- L ≥ Fcp.Fs/2τ (1)
- τ = σv‘ tanΦg + cg (2)
- σ’v = γh (3)
Trong đó:
- L: chiều dài chồng mí, (m);
- τ: sức kháng cắt tại mặt tiếp xúc, (kN/m2);
- σ’v: ứng suất pháp hữu hiệu tác dụng trên mặt vải tại mối nối, (kN/m2);
- γ: khối lượng thể tích ướt đất đắp trên mặt vải, (kN/m3);
- h: chiều dày đất đắp, (m);
- Fcp: cường độ kéo cho phép, (kN/m);
- Fs: hệ số an toàn mối nối, (Fs ≥ 1,5);
- cg: lực dính đơn vị tại mặt tiếp xúc, (kN/m2);
- Φg: góc ma sát tại mặt tiếp xúc.
Phụ lục – Tài liệu viện dẫn
- TCVN 9844 : 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu.
- TCVN 8871-1, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật;
- ASTM D 4595, Standard Test Method for Tensile Properties of Geotextiles by the Wide-Width Strip Method (Phương pháp thử xác định độ bền kéo của vải địa kỹ thuật theo bề rộng của mảnh vải);
- ASTM D4884, Standard Test Method for Strength of Sewn of Bonded Seams of Geotextiles (Phương pháp thử xác định cường độ đường may của vải Địa kỹ thuật).
Kết luận
Chỉ may vải địa kỹ thuật được làm từ sợi Polymer tổng hơp có cường độ chịu lực cao và bền bỉ với môi trường. Mối nối may cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cũng như đạt các chỉ tiêu để đáp ứng chức năng của vải địa. Không gây ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu và công trình.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, Phú Thành Phát sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ may vải địa kỹ thuật cũng như phương pháp nối may đạt tiêu chuẩn chính xác nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc tu vấn liên hệ về Vải địa kỹ thuật dệt gia cường hay vải không dệt PR. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn nhanh nhất khi nhận được thông tin.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Vải địa kỹ thuật PR đạt tiêu chuẩn BS 6906-3
Mục lụcLưu lượng thấm vải địa kỹ thuật là gì?Các yếu tố ảnh…
–
BS 6906-3 – Tiêu chuẩn xác định lưu lượng thấm vải địa kỹ thuật
Mục lụcTiêu chuẩn BS 6906-3 là gì?Nội dung chính của tiêu chuẩn BS…
–
Giải pháp lưới địa kỹ thuật gia cố công trình điện gió
Mục lụcCông trình điện gióĐiện gió là gì?Công trình điện gió là gì?Nguyên…