Mục lục
Rọ đá là một trong những loại vật liệu địa kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong các công trình thủy lợi. Ngoài việc thi công đê kè trên cạn, rọ đá cũng được triển khai thi công ở các khu vực có mực nước sâu, che lấp tầm nhìn. Vậy thì thi công rọ đá dưới nước khác gì so với thi công rọ đá trên cạn? Quy trình thi công dưới nước như thế nào? Hãy cùng xem nội dung bên dưới mà Phú Thành Phát chia sẻ để hiểu thêm về biện pháp thi công này nhé!
Cơ sở pháp lý
Biện pháp thi công rọ đá dưới nước được soạn thảo dựa trên tiêu chuẩn thi công rọ đá theo TCVN 10335:2014 và một số tài liệu viện dẫn khác:
- TCVN 10335:2014 – Tiêu chuẩn về Rọ đá, thảm đá và các sản phẩm mắt lưới lục giác xoắn kép phục vụ xây dựng công trình giao thông đường thủy – Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải tổ chức biên soạn và đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
- ASTM D7014, Standard Practice for Assembly and Placement of Double-Twisted Wire Mesh Gabions and Revet Mattresses (Tiêu chuẩn thực hành về lắp đặt rọ đá và thảm đá mắt lưới lục giác xoắn kép).
- ASTM D6711, Standard Practice for Specifying Rock to Fill Gabions, Revet Mattresses, and Gabion Mattresses (Tiêu chuẩn thực hành xác định loại đá dùng trong rọ đá, thảm đá và thảm rọ đá).
- FHWA-NHI-09-112, Bridge Scour and Stream Instability Countermeasures: Experience, Selection, and Design Guidance (Các biện pháp đối phó cho xói cầu và ổn định dòng chảy: Kinh nghiệm, lựa chọn và hướng dẫn thiết kế).
Vì sao phải thi công rọ đá dưới nước
Trong những năm gần đây, việc xây dựng các công trình thủy lợi bằng rọ đá rất phổ biến như đập dâng nước, đê, kè và các công trình biển. So với các loại kết cấu khác, kết cấu rọ đá chiếm rất nhiều ưu điểm:
- Tính mềm dẻo: chịu được các biến dạng lớn mà không bị đứt gãy. Đặc biệt là ở những vùng bãi biển không ổn định, có độ cao thay đổi và cồn cát thường xuyên dịch chuyển.
- Hấp thụ năng lượng sóng: Rọ đá có tính thấm nước kết hợp với bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng. Giúp rọ có khả năng hấp thụ năng lượng sóng tốt hơn so với các kết kết bê tông.
- Làm giảm sóng: Rọ đá giúp làm giảm được lực sóng của nước vừa loại trừ được gió cát, bụi. Giúp cho biển được ổn định.
- Bền vững: Rọ có kết cấu nhiều lỗ rỗng giúp các vi sinh vật hoặc cây cỏ, rong rêu dễ dàng bám trụ và phát triển. Giúp rọ đá được liên kết bền chặt hơn.
Biện pháp thi công rọ đá dưới nước
Thi công rọ đá dưới nước là một trong những biện pháp thi công khá khó khăn. Đây là một trong những biện pháp thi công đòi hỏi phải kết hợp giữa năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và công cụ, máy móc hỗ trợ. Đặc biệt là khi thi công ở các khu vực có mực nước sâu, hạn chế tầm nhìn. Vì vậy, cần phải thực hiện đúng theo quy trình nhằm đảm bảo hiệu quả thi công và an toàn lao động tuyệt đối.
Quy trình thi công rọ đá dưới nước
1. Công tác chuẩn bị
Để công tác thi công được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi thì yếu tố tiên quyết phải hoàn thành tốt công tác chuẩn bị. Nếu công tác chuẩn bị không tốt có thể sẽ làm gián đoạn quá trình và làm giảm hiệu quả thi công. Công tác chuẩn bị bao gồm:
- Chuẩn bị rọ lưới thép
- Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị thi công
- Chuẩn bị nền công trình bằng cách san nền dưới nước
2. Ghép buộc rọ
Thi công rọ đá dưới nước thì phải tiến hàng lắp ráp, buộc rọ thép ở trên cạn rồi mới đặt rọ vào vị trí thiết kế thi công.
Ở nơi có chiều sâu nước lớn hơn 1.5m thì phải làm thành rọ đá hoàn chỉnh. Sau đó dùng cần trục nâng rọ đặt vào vị trí của công trình.
Chuẩn bị tấm lưới thép
Trước khi ghép buộc thành rọ thì các tấm lưới thép phải được sửa chữa sao cho đạt các thông số yêu cầu của thiết kế. Phải được thực hiện trên cạn. Trỉa ra trên mặt đất và nắn phẳng lưới thép bằng chân. Sau đó nắn bằng tay để lưới thật vuông góc, các cạnh song song, không còn nếp nhăn, nếp gấp (do xếp lại khi vận chuyển).
Ghép buộc thành rọ đá
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị lưới thì tiến hành ghép lưới theo hình dạng thiết kế. Các mép cạnh của tấm lưới được liên kết chặt chẽ với nhau bằng dây buộc liên tục. Các mối buộc là quấn đơn và quấn kép phân chia đều trên các cạnh của rọ thép. Các dây buộc thường được kết thúc ở góc rọ bằng quấn mối ba, đầu dây buộc phải bẻ gập vào trong rọ. Thông thường, các vòng quấn cách nhau 10cm.
Việc liên kết các vách ngăn cũng cần được tiến hành thận trọng tương tự.
3. Đổ đá vào rọ
Yêu cầu đá đổ
- Đá dùng để đổ vào rọ phải cứng chắc, không bị biến chất trong điều kiện thời tiết biến đổi, có dụng trọng cao. Có thể sử dụng đá khai thác ở mỏ hoặc thu gom ở sông suối, bãi bồi.
- Kích thước của đá phải lớn hơn 1.2/2 lần kích thước của mắt lưới để đảm bảo đá không bị lọt qua.
- Đá đổ phải được lèn chặt bằng xà beng sao cho độ rỗng giữa các viên đá nhỏ nhất. Đảm bảo tuổi thọ công trình. Giúp công trình ít bị lún và biến dạng.
- Sau khi đổ đá phải kiểm tra rọ. Rọ không được biến dạng, sai kích thước ban đầu. Hoặc bị phình, tung mối buộc.
Trình tự thi công đổ đá
- Đổ đá vào rọ có thể thực hiện bằng cơ giới hoặc thủ công. Chiều cao đổ không được vượt quá 1m.
- Phải đổ một lớp kín đáy trước. Sau đó mới đổ cao dần lên đến đầy rọ.
- Đổ lớp đầu tiên phải nhẹ nhàng để không làm hỏng lớp mạ kẽm hoặc bọc nhựa.
- Trong quá trình đổ phải khống chế độ chênh lệch của mặt đá đổ trong các rọ kề nhau không được vượt quá 0.5m để rọ không bị biến dạng.
- Lớp trên cùng đổ cao hơn rọ thép 2.5/0.5cm để dự trữ lún của đá trong rọ.
4. Đậy buộc nắp rọ
- Sau khi đổ đá đầy rọ, tiến hành san phẳng vầ đậy và buộc kín nắp. Sao cho nắp rọ không bị căng quá.
- Dây buộc nắp cũng chính là dây buộc rọ.
- Nút buộc cuối cùng phải ở góc và quấn 3 vòng.
5. Thi công lắp đặt rọ đá dưới nước
Sử dụng các thiết bị máy móc hỗ trợ. Điển hình như máy cẩu, bệ đỡ rọ đá,… Với các công trình có mực nước sâu, rọ cần được lấp đầy đá và đóng nắp cẩn thận. Sử dụng máy móc để đưa rọ đá vào đúng vị trí thi công. Tiến hành lắp đặt rọ đá theo đúng bản vẽ thiết kế.
Khi rọ đá được đưa xuống đáy nước, rọ sẽ di chuyển một phần do tác động của dòng nước. Do đó, trước khi thả rọ, cần tính toán khoảng cách di chuyển của rọ dưới tác dụng của dòng nước để đảm bảo độ vị trí chính xác của mục tiêu.
6. Kiểm tra và nghiệm thu
Sau khi hoàn thành công trình lắp đặt rọ đá dưới nước. Tiến hành sử dụng hệ thống GPS để đo địa hình dưới nước của khu vực cẩu và một số vùng nước lân cận. Đồng thời vẽ bản đồ địa hình dưới nước trước lắp đặt để so sánh với bản đồ địa hình dưới nước sau khi thi công nhằm kiểm định chất lượng thi công.
Những lưu ý khi thi công rọ đá dưới nước
- Trước khi thi công, cần chuẩn bị kỹ các thiết bị, dụng cụ cũng như các điều kiện thi công và môi trường xung quanh. Tiến hành khởi công trên cơ sở đọc hiểu bản vẽ thiết kế, bố trí hợp lý trình tự thi công của từng công việc. Tránh phát sinh vấn đề trong quá trình thi công.
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, máy móc cần thiết phục vụ thi công. Các thiết bị này cần được chuẩn bị và vận hành bởi đội ngũ chuyên nghiệp. Đảm bảo độ chính xác trong thi công. Đặc biệt, phải chuẩn bị đầy đủ rọ đá và đá đổ vào rọ. Rọ phải đảm bảo thông số kỹ thuật lưới thép thực tế có dung sai phù hợp với thông số kỹ thuật bản vẽ thiết kế.
- Công trình rọ đá dưới nước cần được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. Tất cả các hoạt động kiểm soát xói mòn, bồi lắng tạm thời và vĩnh viễn phải được duy trì và sửa chữa khi cần thiết để đảm bảo chức năng của rọ đá trong công trình dưới nước.
Kết luận
Thi công rọ đá dưới nước là một trong những biện pháp thi công trong các công trình thủy lợi có yêu cầu năng lực chuyên môn và kỹ thuật thi công cao. Biện pháp thi công rọ dưới nước cần phải được thực hiện theo quy trình cụ thể. Đảm bảo đúng kỹ thuật thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả thi công, hiệu quả sử dụng công trình và an toàn lao động.
Ngoài ra, có bất kỳ thắc mắc và yêu cầu tư vấn. Vui lòng để lại thông tin liên hệ hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi cam kết cung cấp rọ đá PTP đúng thông số, chất lượng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao. Rọ đá PTP sẽ hỗ trợ tư vấn thiết kế, gửi báo giá cho bạn ngay khi nhận được thông tin.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Tiêu chuẩn ASTM D4751 – Xác định kích thước lỗ biểu kiến VĐKT
Mục lụcLỗ biểu kiến vải địa kỹ thuật là gì?Tiêu chuẩn ASTM D4751Tiêu…
–
Vải địa kỹ thuật kết hợp bấc thấm? Vì sao dùng VĐKT bọc lõi bấc thấm?
Mục lụcCấu tạo bấc thấmVì sao vải địa kỹ thuật được ứng dụng…
–
Tiêu chuẩn dây thép mạ kẽm thông dụng TCVN 2053:1993
Mục lụcTiêu chuẩn TCVN 2053:1993Nội dung tiêu chuẩn TCVN 2053:1993Kích thước và yêu…