Mục lục
Chúng ta đã nghe qua vải địa kỹ thuật, cũng từng biết rằng vải địa kỹ thuật có khả năng thoát nước. Nhưng thuật ngữ “vải địa kỹ thuật chống thấm” thì lại khá lạ tai và khó hiểu. Vậy rốt cuộc vải địa chống thấm là gì? Cùng Phú Thành Phát làm sáng tỏ câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
Vải địa kỹ thuật chống thấm
Trong những bài chia sẻ trước mà Phú Thành Phát đã cung cấp. Vải địa kỹ thuật có khả năng tiêu/ thoát nước và ứng dụng làm tầng lọc ngược. Vậy nên không thể nói vải địa kỹ thuật có khả năng chống thấm nước. Và tất cả những thông tin khái niệm về thuật ngữ “vải địa chống thấm” cho rằng vải địa có tính năng chống thấm là nhận định sai hoàn toàn.
Vải địa kỹ thuật chống thấm là cách gọi khác của màng Bentonite GCL (Geosynthetic Clay Liner). Màng chống thấm Bentonite GCL là sự kết hợp giữa hai loại vải địa dệt và không dệt may lại với nhau. Giữa 2 lớp vải được nén một lớp đất sét thành một lớp keo chống thấm nguyên khối. Có tác dụng ngậm nước và nở ra, giúp chống thấm tuyệt đối khi gặp nước.
Vậy nên, để hiểu đúng về “Vải địa kỹ thuật chống thấm” ta có thể nói rằng: Đây là một loại vật liệu được kết hợp từ vải địa kỹ thuật “phức hợp” với lớp đất sét nén bên trong.
Màng chống thấm Bentonite GCL
Cấu tạo màng chống thấm GCL
Màng chống thấm Bentonite GCL còn được gọi là màng chống thấm đất sét nén là màng có cấu tạo được đặc biệt gồm 3 lớp, trong đó lớp vải địa kỹ thuật không dệt dùng để phủ bề mặt, lớp giữa là bentonite* tự nhiên và lớp lót đáy là vải địa kỹ thuật dệt. Chúng được tạo thành một lớp chống thấm nguyên khối. Đôi khi sẽ được phối hợp với một lớp màng mỏng HDPE kết hợp.
*Bentonite: là một loại đất sét tổng hợp hay còn gọi là Bentonite trong dòng Composite được Hydrat hóa.
Nguyên lý hoạt động và đặc tính từng lớp vật liệu
Nguyên lý hoạt động
Sau khi gặp nước, lớp Bentonite ở giữa trương nở tạo thành một lớp màng chống thấm hiệu quả. Áp dụng cho cả chất lỏng và khí hơi. Với hiệu quả chống thấm được ghi nhận lên đến 95%.
Đặc tính từng lớp vật liệu
Vải địa kỹ thuật chống thấm HDPE được cấu thành từ 3 lớp: Vải địa kỹ thuật dệt, vải địa kỹ thuật không dệt và lớp đất sét bentonite.
- Lớp vải không dệt: là lớp đệm bảo vệ lớp Bentonite với các vật sắc nhọn của mặt bằng.
- Lớp vải địa kỹ thuật dệt: giúp giảm độ giãn dài, chống xuyên thủng, kháng bục và ngăn cách giữa lớp vật liệu đắp và lớp đất sét.
- Đất sét bentonite: là vật liệu chống thấm chính. Khi tiếp xúc đủ lâu trong môi trường nước sẽ trương nở ra. Có tác dụng chống thấm tương đương với lớp đất sét luyện dày từ 60 – 90 cm.
Thông số kỹ thuật màng chống thấm GCL
Bảng thông số kỹ thuật màng chống thấm GCL (ART)
Chỉ tiêu | Tiêu chuẩn | ART3000 | ART4000 | ART4700 |
---|---|---|---|---|
Trọng lượng Bentonite (g/m2) | ASTMD 5993 | >2700 | >3700 | >4700 |
Trọng lượng lớp vải không dệt (g/m2) | ASTMD 5261 | >180 | >180 | >180 |
Trọng lượng lớp vải dệt (g/m2) | ASTMD 5261 | >110 | >110 | >110 |
Chỉ số trương nở Bentonite (ml/2g) | ASTMD 5890 | >24 | >24 | >24 |
Độ tách nước Bentonite (ml) | ASTMD 5891 | <18 | <18 | <18 |
Hệ số thấm (m/s) | ASTMD 5084 | ≤5×10-11 | ≤3×10-11 | ≤5×10-11 |
Cường độ chịu kháng bóc (N) | ASTMD 6496 | ≥65 | ≥65 | ≥65 |
Đặc tính của màng vải địa chống thấm GLC
Màng vải địa kỹ thuật kết hợp sét chống thấm có khả năng kháng các tác động cơ hóa lý của môi trường. Được dệt xuyên kim với nhau nhằm tăng khả năng ổn định và kháng bóc tách để bảo vệ lớp đất sét bên trong. Lớp đất sét bên trong có hệ số thấm rất nhỏ. Có hệ số trương nở gấp 15 lần khi ngậm nước. Giúp hình thành một lớp chống thấm dạng keo có khả năng tự hàn các vết chọc thủng màng chống thấm Bentonite (GCL) được sử dụng nhiều trong các ứng dụng chống thấm như:
- Chống thấm hầm đường bộ
- Chống thấm hố chôn lấp rác thải
- Chống thấm đê, đập, kênh mương, suối nhân tạo,…
- Lót đáy các khu vực chứa bùn mỏ, khu vực chứa quặng để xử lý,…
Ưu điểm của màng chống thấm GLC
- Chống thấm tốt, an toàn, thân thiện môi trường.
- Chịu được các tác động hóa lý của môi trường.
- Không bị hiệu ứng khô/nứt như đất sét truyền thống.
- Tiết kiệm chi phí vận tải so với vật liệu đất sét truyền thống lên đến 150 lần.
- Thi công nhanh, đơn giản và thi được trong cả môi trường ẩm ướt.
Kết luận
Như vậy, vải địa kỹ thuật chống thấm không phải là loại vải địa có chức năng chống thấm. Mà nó là sự kết hợp của vải địa kỹ thuật và lớp đất sét để tạo thành một loại vật liệu có khả năng chống thấm mang tên là màng chống thấm GCL. Hy vọng rằng sau bài viết trên, Phú Thành Phát đã chia sẻ cho bạn được một số kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu hơn về cách gọi và bản chất của “vải địa chống thấm” và không còn nhận định sai về cách gọi này nữa nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Tiêu chuẩn ASTM D4751 – Xác định kích thước lỗ biểu kiến VĐKT
Mục lụcLỗ biểu kiến vải địa kỹ thuật là gì?Tiêu chuẩn ASTM D4751Tiêu…
–
Vải địa kỹ thuật kết hợp bấc thấm? Vì sao dùng VĐKT bọc lõi bấc thấm?
Mục lụcCấu tạo bấc thấmVì sao vải địa kỹ thuật được ứng dụng…
–
Tiêu chuẩn dây thép mạ kẽm thông dụng TCVN 2053:1993
Mục lụcTiêu chuẩn TCVN 2053:1993Nội dung tiêu chuẩn TCVN 2053:1993Kích thước và yêu…