Chào mừng bạn đến với website của Phú Thành Phát

San lấp mặt bằng – Ứng dụng vải địa trong san lấp mặt bằng

San lấp mặt bằng – Ứng dụng vải địa trong san lấp mặt bằng

San lấp mặt bằng là một trong những công tác khởi đầu xây dựng. Phát quang giúp cho mặt bằng được thoáng sạch để chuẩn bị cho quá trình thi công. Vậy san lấp mặt bằng có những yêu cầu nào? Quy trình san lấp ra sao? Và vải địa kỹ thuật có ứng dụng gì trong công tác san lấp mặt bằng không? Cùng Phú Thành Phát tìm câu trả lời ở bài viết bên dưới nhé!

San lấp mặt bằng là quá trình san phẳng nền đất quy hoạch hoặc công trình xây dựng từ địa hình tự nhiên có độ cao thấp khác nhau. Bằng cách đào những chỗ đất cao sau đó vận chuyển và đắp đất vào những khu vực đất thấp hơn. Làm cho địa hình trở nên bằng phẳng hoặc có độ dốc phù hợp với yêu cầu thi công của công trình.

vải địa kỹ thuật san lấp mặt bằng 2

Công tác san lấp có thể sử dụng vật liệu ngay trong phạm vi công trường hoặc vận chuyển nguyên vật liệu san lấp từ bổ sung từ bên ngoài vào. Công tác san lấp mặt bằng nếu được thực hiện theo đúng quy trình sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức đồng thời giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình thi công. Mỗi vùng miền có một địa tầng, đặc điểm địa hình khác nhau. Do đó, chi phí san lấp mặt bằng cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố địa hình và vật liệu đắp phù hợp.

Hiện nay, tùy thuộc theo nhu cầu thiết kế và địa hình mà sẽ có rất nhiều phương pháp san lấp khác nhau. Dựa vào yếu tố vật liệu đắp, chúng ta sẽ có 4 phương pháp san lấp chính:

vải địa kỹ thuật san lấp mặt bằng 3

Xà bần là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong công tác san lấp mặt bằng. Có cấu tạo từ: xi măng, gạch, vữa (sau khi đã loại bỏ các tạp chất như: giấy, gỗ, xốp,…) thu được tại các công trình bị phá dỡ. Đây là loại vật liệu khá rẻ và dễ tìm. Thường được sử dụng san lấp cho các công trình nhỏ như nhà ở, đường nội bộ,… Giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.

vải địa kỹ thuật san lấp mặt bằng 4

Một loại vật liệu khác được ứng dụng phổ biến trong công tác san lấp chính là cát đá xây dựng. Loại vật liệu này được đánh giá cao về tính ứng dụng trong công tác san lấp. Nhờ kích thước nhỏ cùng khả năng len lỏi tốt vào các khe hở, cát đá xây dựng tạo nên tính ổn định và độ bền chắc cho mặt bằng. Đây là loại vật liệu phổ biến và giá thành không quá cao.

vải địa kỹ thuật san lấp mặt bằng 5

Trong các công trình cầu đường, cải tạo hoặc trồng cây,… thường sử dụng đất san lấp làm vật liệu san lấp mặt bằng. Có thể lựa chọn đất thịt, đất pha hoặc đất toàn phần để thi công san lấp tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thi công. Đất san lấp thông thường sẽ chứa nhiều tạp chất. Do đó, nó có màu đen.

Nếu thi công đúng kỹ thuật sẽ hỗ trợ gia tăng tính ổn định cho công trình, giảm độ sụt lún khi thi công. Tuy nhiên, ở phương thức này vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập. Cụ thể: chi phí vận chuyển cao, nền đất dễ bị lỏng lẻo nếu thi công sai kỹ thuật.

vải địa kỹ thuật san lấp mặt bằng 6

Đá cấp phối là loại vật liệu được hình thành từ hỗn hợp đá dăm và đá mi bụi. Loại vật liệu này được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình, hỗ trợ san lấp mặt bằng hiệu quả. Đá cấp phối thường có kích thước tiêu chuẩn từ 0 – 4cm. Có hiệu quả kết dính rất cao nên chuyên được sử dụng cho các công trình thi công nền đường, san lấp nền móng,…

Dựa theo cách thức san lấp, ta lại có 2 phương pháp san lấp phổ biến:

San lấp mặt bằng không phụ thuộc khối lượng vật liệu lấp trong một phạm vi lớn. Tiến hành san lấp đến khi đạt được độ cao thiết kế của bản vẽ đáp ứng cho công tác xây dựng hoặc tạo mặt bằng quy hoạch.

Có chỉ định khối lượng đất đắp. Có cân bằng giữa các khu vực thi công đào và đắp. Công tác này thường thấy trong việc xây dựng các con đường qua vùng đất yếu. Nhất là ở các khu vực vùng Tây Nam Bộ.

Trước khi tiến hành thi công san lấp, ta cần phải dọn dẹp sơ bộ mặt bằng thi công. Đảm bảo các chướng ngại vật như cây cối, cốt vữa dư thừa, gạch đá,… đều được loại bỏ. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian thi công đáng kể. Quá trình thi công cũng sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.

Sử dụng phương tiện cơ giới như máy cẩu, máy xúc để loại bỏ lớp đất bùn trên bề mặt và rác thải triệt để. Sau đó thực hiện các biện pháp tiêu thoát để giải phóng mặt bằng san lấp thi công.

Công đoạn đào đắt là công đoạn khởi đầu cho quá trình san lấp mặt bằng. Công tác đào đất cần được thực hiện theo độ sâu của bản vẽ. Nếu lớp đất đá quá cứng, không dễ phá vỡ, có thể dùng vật liệu phá vỡ, hoặc thay thế, hoặc chuyển dời đến vị trí khác tùy địa hình.

Tiến hành lấp đất cần đảm bảo thực hiện đắp cả mặt bằng và đắp chân taluy. Không được tùy ý san lấp bất kỳ vị trí nào khi chưa có sự chấp nhận của giám sát thi công và chủ đầu tư. Trường hợp các khu vực đất xốp nhẹ hay dễ xói mòn thì cần tháo dỡ và đắp lại khi có yêu cầu.

Công tác đầm đất được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo cho quá trình san lấp mặt bằng được diễn ra an toàn, thuận lợi. Theo đó, chủ thầu trước hết cần tiến hành kiểm tra sơ đồ lu, công lu cũng như tính năng thiết bị có hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, đơn vị thi công cũng cần đảm bảo vật liệu san lấp được trải đều, kiểm soát độ ẩm tốt.

Tiến hành thi công rãnh thoát nước dọc theo phần mép đất. Khoảng cách tối ưu sẽ là 3m. Toàn bộ hệ thống hào bên trên mặt nền được sử dụng làm mặt trong quá trình xây dựng. Song về sau có thể tận dụng làm hệ thống thoát nước cho công trình.

Sau khi san lấp xong, tiến hành kiểm tra và nghiệm thu công trình thi công. Bao gồm các yếu tố: độ dốc ngang, độ dốc dọc của móng, độ cao mặt nền, chất lượng đất đắp nền,… Khi kiểm tra và nghiệm thu cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chí thi công nhằm đảm bảo an toàn công trình về sau.

vải địa kỹ thuật san lấp mặt bằng 7

Đối với các công tác san lấp phức tạp như san lấp ao hồ, hoặc san lấp cho các công trình hạng nặng như đường cao tốc, cảng container, nhà máy đóng tàu, đường băng sân bay,… Là những công trình cơ giới hạng nặng. Nếu sử dụng các phương pháp san lấp thông thường đảm bảo sẽ không chịu nổi tải trọng. Công trình khi sử dụng rất có khả năng gặp nhiều vấn đề. Tuổi thọ sử dụng không cao. Đối với các công trình như thế này, vải địa dệt cường độ cao chính là một giải pháp tối ưu. Không chỉ giúp tiết kiệm khối lớp vật liệu đắp mà còn giúp gia cố nền móng, tăng tải trọng và tuổi thọ công trình.

vải địa kỹ thuật san lấp mặt bằng 8

Ngoài ra, đối với các vùng có nền đất cứng, vùng núi trung du, núi đá vôi,.. Thường sẽ được trải 1 lớp vải địa không dệt sau khi san lấp mặt bằng trong các công tác xây dựng đường xá, cầu cống. Không chỉ giúp phân cách lớp vật liệu mà còn giúp gia cố nền đường, tăng khả năng thoát nước cho đất.

San lấp mặt bằng là một trong những bước đầu chuẩn bị cho các công trình xây dựng. Có rất nhiều phương pháp san lấp. Tùy thuộc vào nhu cầu thiết kế thi công mà ta chọn phương pháp san lấp khác nhau. Vải địa góp phần rất quan trọng cho quá trình thi công san lấp và gia cố nền móng. Không chỉ giúp tiết kiệm khối lượng lớp vật liệu đắp đáng kể mà còn giúp gia cố và tăng cường tải trọng của nền đường, công trình xây dựng. Để đặt mua hoặc nhận tư vấn, báo giá vải địa ưu đãi và tốt nhất. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc và gửi báo giá sớm nhất cho bạn!


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact