Tiêu chuẩn Việt Nam về vải địa kỹ thuật

TCVN 8871: 2011- Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử.

TCVN 8871 -1÷6:2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8871–1÷6:2011 – Vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử, gồm 6 phần:

TCVN 8871-1:2011, Phần 1: Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật.

TCVN 8871-2:2011, Phần 2: Xác định lực xé rách hình thang.

TCVN 8871-3:2011, Phần 3: Xác định lực xuyên thủng CBR.

TCVN 8871-4:2011, Phần 4: Xác định lực kháng xuyên thủng thanh.

TCVN 8871-5:2011, Phần 5: Xác định áp lực kháng bục.

TCVN 8871-6:2011, Phần 6: Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô.

Tiêu chuẩn việt nam về vải địa kỹ thuật
Tiêu chuẩn Việt Nam về vải địa kỹ thuật.

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về vải địa kỹ thuật

NỘI DUNG

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt, dạng phức hợp. Các loại màng địa kỹ thuật, lưới địa kỹ thuật và các sản phẩm địa kỹ thuật tổng hợp khác tương tự.

Tài liệu viện dẫn – Tiêu chuẩn Việt Nam về vải địa kỹ thuật

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản đư­­ợc nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8222: 2009, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.

Tiêu chuẩn việt nam về vải địa kỹ thuật
Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.

Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

  • Vải địa kỹ thuật (geotextile)

Loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt hoặc dạng phức hợp có các chức năng gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải địa kỹ thuật được sử dụng cùng với các vật liệu khác như: đất, đá, bêtông,… trong xây dựng công trình.

  • Màng địa kỹ thuật (geomembrane)

Màng địa kỹ thuật (còn gọi là vải chống thấm) là sản phẩm polyme tổng hợp ở dạng cuộn hoặc tấm, có hệ số thấm rất thấp (K = 10-12 cm/s ¸ 10-16 cm/s), được sử dụng để chống thấm cho công trình.

  • Lưới địa kỹ thuật (geonet)

Lưới địa kỹ thuật được chế tạo từ các Polyme tổng hợp như PolyPropylen (PP), Polyetylen (PE) và PolyEtylen -Terelat (PET) dưới dạng tấm phẳng có lỗ hình vuông, chữ nhật hoặc oval, kích thước lỗ thay đổi tuỳ theo loại lưới có tác dụng cài chặt với đá, sỏi, đất… sử dụng trong gia cố cơ bản, ổn định nền, chống xói lở.

Tiêu chuẩn việt nam về vải địa kỹ thuật
Thuật ngữ và định nghĩa.

Nguyên tắc chung

Khối lượng đơn vị diện tích được xác định trên nguyên tắc chung là cân trọng lượng của mẫu thử đã được xác định kích thước, các mẫu này được lấy từ nhiều vị trí khác nhau trên toàn bộ chiều rộng cuộn và có diện tích nhỏ nhất 100000mm2 (155 in2).

Thiết bị, dụng cụ

Dụng cụ lấy mẫu

  • Thước thẳng, compa đo có độ chính xác đến 1mm.
  • Kéo cắt vải bản to.
  • Bút ghi.
  • Khuôn lấy mẫu thử hình vuông hoặc hình tròn có diện tích nhỏ nhất là 10000 mm2 (15.5 in2).
Tiêu chuẩn về vải địa kỹ thuật
Thiết bị, dụng cụ.

Tải tại đây: Văn bản mẫu Tiêu chuẩn