Mục lục
Các công trình thủy lợi ứng dụng ống địa kỹ thuật hiện nay được xem là giải pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả nhất. Các ứng dụng tiêu biểu mà Ống địa kỹ thuật mang lại có thể kể đến như: đê kè mềm chắn sóng, đê bảo vệ bờ, chỉnh trị dòng, đê chống cát trôi,… Trong đó, chức năng được sử dụng nhiều nhất chính là đê kè mềm chắn sóng. Vậy ứng dụng Ống địa kỹ thuật làm đê kè mềm mang lại lợi ích và vai trò gì? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về loại công trình này thông qua nội dung bài viết được chia sẻ bên dưới nhé!
Đê kè mềm là gì? Vai trò của đê kè mềm
Kè mềm là giải pháp tích hợp sử dụng các kết cấu từ vải địa kỹ thuật cùng vật liệu cát. Kết cấu chính của kè mềm là các ống vải địa kỹ thuật, được bơm đầy cát bên trong. Các hình thức chủ yếu là đặt ngầm song song với vạch bờ biển để giảm sóng, lắng đọng phù sa. Đặt vuông góc với vạch bờ nhằm hạn chế dòng ven bờ, tăng cường bồi tụ phù sa. Đặt sát chân cồn để bảo vệ trực tiếp các cồn cát. Phía dưới các kết cấu chính, có thể là các thảm cát, nhằm chống lún và chống xói. Chắn đỡ sức công phá của dòng nước, giảm nhẹ tác dụng thủy lực… Hình thức kè mềm phụ thuộc vào mục tiêu, đối tượng bảo vệ của từng dự án.
Ống địa kỹ thuật làm đê kè mềm trong công trình thủy lợi Việt Nam
Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Thời gian qua Việt Nam phải đối mặt với vấn đề xói lở bờ sông, bờ biển đặc biệt nghiêm trọng. Thống kê của Tổng cục Phòng chống thiên tai, 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long hiện có tới 558 vị trí sạt lở bờ sông với chiều dài hơn 740 km. Trong đó, 81 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm, 137 vị trí sạt lở nguy hiểm. An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu là những điểm nóng về sạt lở với phạm vi, tốc độ mạnh.
Do đặc thù địa chất các dòng sông đều được hình thành bởi phù sa bồi lắng từ sông Mê Kông và dòng bùn cát ven biển. Nên Đồng bằng sông Cửu Long có nền địa chất yếu và rất dễ bị xói lở. Chỉ bằng cảm quan thông thường cũng đã có thể nhận thấy hiện tượng xói lở bờ sông, biển ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, mỗi khu vực địa hình đều có điều kiện đặc trưng rất riêng biệt. Dọc bờ biển sẽ bị ảnh hưởng bởi thủy triều, sóng, dòng chảy do sóng gây ra cũng khác nhau. Đi kèm với đó là quá trình vận chuyển bùn cát cũng khác nhau.
Vì vậy, Ống địa kỹ thuật được ứng dụng như một giải pháp giúp chống xói mòn sạt lở cho ven bờ sông, bờ biển. Bên cạnh đó, ống địa kỹ thuật sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vị trí sạt lở nhanh chóng được bồi tụ. Hình thành nên thảm thực vật bám trụ trên thân đê kè hoặc mọc dưới nước được bồi lấp. Chi phí đầu tư thấp nhưng lại mang lại hiệu quả tốt sau thời gian đưa vào sử dụng
Một số công trình đê kè mềm tiêu biểu tại VN có thể thấy:
- Bờ biển cồn Bửng, khu vực xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
- Tuyến đê ngầm dọc bờ biển Cửa Đại, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Kết luận
Phần lớn nước ta giáp với bờ biển. Tình trạng xói mòn bờ và xâm thực ngày càng gia tăng. Công trình ứng dụng đê kè mềm bằng Ống địa kỹ thuật tính đến thời điểm hiện tại được xem là giải pháp ứng phó trước thiên tai, lũ lụt và xử lý vấn đề liên quan đến sạt lở, xói mòn bờ,… Tối ưu nhất. Ống địa kỹ thuật mang đến hiệu quả sử dụng lâu dài và chất liệu thân thiện với môi trường.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ biết được một số công dụng và vai trò của Ống địa kỹ thuật trong các công trình đê kè mềm thủy lợi. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn ngay khi nhận được thông tin.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Tiêu chuẩn ASTM D4751 – Xác định kích thước lỗ biểu kiến VĐKT
Mục lụcLỗ biểu kiến vải địa kỹ thuật là gì?Tiêu chuẩn ASTM D4751Tiêu…
–
Vải địa kỹ thuật kết hợp bấc thấm? Vì sao dùng VĐKT bọc lõi bấc thấm?
Mục lụcCấu tạo bấc thấmVì sao vải địa kỹ thuật được ứng dụng…
–
Tiêu chuẩn dây thép mạ kẽm thông dụng TCVN 2053:1993
Mục lụcTiêu chuẩn TCVN 2053:1993Nội dung tiêu chuẩn TCVN 2053:1993Kích thước và yêu…